1900 636 648

Có thể bạn chưa biết, tính đến nay số lượng Website sử dụng WordPress đã chiếm đến 23% toàn cầu, thuộc top đầu danh sách các mã nguồn mở CMS được sử dụng nhiều nhất. Trong đó, theo thống kê 2019, gần 33,8% trang Web trong top 10 triệu trang Web hàng đầu thế giới đang sử dụng WordPress. Phần lớn các doanh nghiệp lớn-nhỏ cho đến cá nhân đều có xu hướng sử dụng WordPress cho Website của mình bởi tính đơn giản và đa dạng chức năng. Vậy WordPress là gì? Không chỉ giải đáp câu hỏi này, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản liên quan đến WordPress, đồng thời sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng WordPress một cách dễ hiểu nhất.

WordPress là gì?

WordPress là một mã nguồn mở (Open Source Software) hay một hệ thống xuất bản blog/website được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu MySQL. Người dùng có thể tạo nên bất cứ thể loại trang web nào thông qua công cụ WordPress. Để nâng cao thẩm mỹ và trải nghiệm trang web, bạn có thể cài đặt Theme, Plugin WordPress có sẵn.

wordpress themes

WordPress themes

WordPress ra đời năm 2003, phát triển bởi Michel Valdrighi. Đến năm 2015 WordPress phát triển thành hệ quản trị nội dung CMS ổn định. Phiên bản mới nhất của WordPress là phiên bản 5.2 ra mắt vào tháng 5 năm 2019

Giải thích các thuật ngữ liên quan đến WordPress.

PHP là gì? MySQL là gì? CMS là gì?

PHP là viết tắt của Hypertext Preprocesser, là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để viết cho máy chủ, mã nguồn mở, cho các mục đích tổng quát, thích hợp cho các trang HTML. Đây là ngôn ngữ được các nhà lập trình sử dụng phổ biến nhất trên thế giới do dễ học và thời gian hoàn thành sản phẩm ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác.

MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới và được rất nhiều nhà phát triển yêu thích trong việc phát triển ứng dụng. MySQL có tốc độ cao, ổn định, dễ sử dụng, phù hợp trên nhiều hệ điều hành, cung cấp nhiều hàm tiện ích mạnh. MySQL là nơi lưu trữ các thông tin trên các trang web viết bằng ngôn ngữ PHP, NodeJs, Perl,…

CMS (content management system) là hệ quản lý nội dung là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường công tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tài liệu và các loại nội dung khác một cách tốt nhất.

Theme và plugin là gì?

Theme và plugin

Khái niệm theme và plugin của WordPress.

Theme là bộ giao diện sử dụng cho toàn bộ Website, các theme này đã được lập trình sẵn, và sẵn sàng hỗ trợ người dùng. Nó giống như một cái áo vậy, và website chính là bạn, bạn có thể chọn khoác lên bất cứ theme nào cho website miễn bạn thấy hợp và đẹp. Theme là yếu tố đầu tiên “đập” vào mặt người dùng, chính vì vậy khi một nhà phát triển nào đó lập trình được một theme tốt, độc quyền, độc đáo, họ sẽ bán nó trên thị trường. Bên cạnh một số theme miễn phí cài đặt, còn có một số theme yêu cầu người dùng phải trả phí hoặc thuê một lập trình viên nào đó code cho bạn một theme riêng biệt.

Plugin WordPress là những phần mở rộng, tích hợp những tính năng mà WordPress mặc định không có để nâng cao khả năng  sử dụng cho Website. Hay nói cách khác Plugin WordPress chính là những module bổ sung với nhiều chức năng khác được dùng để cài đặt cho website của bạn. Nhờ có thêm các plugin này mà việc quản lý cũng như trải nghiệm của người dùng trên trang web cũng trở nên hiệu quả hơn hẳn.

Phân biệt WordPress.org và WordPress.com

WordPress.org và WordPress.com

WordPress.org và WordPress.com là hoàn toàn khác nhau.

WordPress.org

Trang WordPress.org là địa chỉ để bạn có thể download source code wordpress, đây là phần source code cơ bản với với giao diện quản trị và theme mặc định, không có plugin nhằm hỗ trợ cho người dùng có thể phát triển web theo ý muốn. Sau khi tải về bạn có thể tiến hành up source code này lên hosting (hoặc VPS) để tạo website của mình bằng mã nguồn WordPress. Ngoài ra thì wordpress.org cũng có khi theme và plugin (bao gồm cả các phiên bản trả phí và miễn phí) mà bạn có thể tải về để cài đặt thêm tính năng cho web, thay đổi giao diện tùy thích.

WordPress.com

WordPress.com là một nền tải giúp tạo blog hoàn toàn miễn phí, các phần mềm và giao diện theme, plugin đều được cài đặt mặc định chung cho mọi tài khoản. Nếu bạn sử dụng tên miền ví dụ như myblog.wordpress.com thì sẽ hoàn toàn được miễn phí, ngược lại nếu muốn sử dụng tên miền riêng thì bạn phải đăng ký mua và mất phí. Với WordPress.com thì gần như người dùng không thể sử dụng, cài đặt thêm các plugin, theme từ bên ngoài, khác với wordpress.org cài đặt trên hosting riêng để bạn có thể cài đặt mọi thứ. Đa phần người dùng sử dụng wordpress.com chỉ có thể sử dụng những plugin và theme do WordPress phát hành hoặc đã qua kiểm tra chặt chẽ.

Các ưu điểm nổi bật của WordPress

Wordpress mang lai nhung uu diem gi

WordPress mang lai nhung uu diem gi

Khả năng sử dụng WordPress : WordPress nổi tiếng với công cụ tạo trang web dễ dùng nhất. Với quy trình đăng ký đơn giản, giao diện dễ nhìn thì dù bạn không phải dân chuyên ngành về lĩnh vực này, bạn cũng có thể dễ dàng tạo ra cho mình một website.

WordPress hỗ trợ nhiều loại Website: Bạn có thể tạo ra cho mình bất cứ loại trang Web nào tuỳ thích, một số loại trang web WordPress hỗ trợ như: tạp chí, tin tức, doanh nghiệp, blog cá nhân, bán hàng,…Tuy nhiên để sử dụng tối ưu hoá các chức năng, plugin của WordPress bạn cần phải nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn về trong suốt quá trình thiết kế website, vì đối với người dùng mới điều này khá phức tạp.

Đa dạng giao diện có sẵn: Bên cạnh các giao diện tính phí, WordPress còn cung cấp cho bạn rất nhiều giao diện miễn phí nhưng cũng rất đẹp mắt. Nếu bạn có thêm hiểu biết ít về các thủ thuật thiết kế giao diện website, bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra một giao diện đẹp hơn và phù hợp với sở thích bạn hơn. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng giao diện tính phí, thì trang web bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn.

Nhiều Plugin hỗ trợ: Có hơn 34000 plugin trong thư viện wordpress, bạn có thể lựa chọn các plugin phù hợp với loại website của bạn. Hầu hết các plugin này đều miễn phí nên chúng tạo rất nhiều điều kiện cho người dùng có thể tạo ra một trang web chuyên nghiệp, chất lượng.

Tính phổ biến: Hiện nay có hơn 74 triệu trang web trên thế giới đang sử dụng WordPress trong đó có các trang nổi tiếng như Coca Cola, Sony, kênh truyền hình CNN, trang tin tức USA today, trang tin tức BBC,… Việc sử dụng WordPress đang ngày càng trở nên rộng rãi, chính vì thế bạn sẽ không cảm thấy khó khăn nếu tìm bất cứ câu trả lời nào liên quan đến keyword “wordpress” trên Internet, tất tần tật mọi thông tin đều có sẵn.

Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Để đáp ứng nhiều người dùng ở các quốc gia khác nhau, WordPress cho phép người dùng có thể chọn loại ngôn ngữ họ có thể sử dụng, trong đó có cả ngôn ngữ Việt Nam.

Tiết kiệm chi phí: Việc thiết kế một trang web riêng cho bạn trên WordPress hoàn toàn miễn phí. Có rất nhiều theme miễn phí và có sẵn để sử dụng chỉ với 1 click.

Một ít nhược điểm của WordPress

Tính bảo mật: Với sự đa dạng plugins, WordPress là mã nguồn rất dễ bị xâm nhập. Tuy nhiên bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách cập nhật liên tục các plugin này.

Khả năng quản lý người dùng: Vai trò quản lý người dùng vẫn còn là hạn chế đối với WordPress. Điều này có thể được xử lý bằng việc cài đặt WordPress multisite plugins và phân chia vai trò quản lý.

Tốc độ xử lý dữ liệu: Nhiều người dùng cho rằng WordPress rất chậm trong việc tải các trang dung lượng lớn. Thật ra chẳng có website nào chạy nhanh, website WordPress cũng vậy. Tuy nhiên điều này vẫn có thể khắc phục được bằng các thủ thuật như sử dụng bộ nhớ đệm, giảm plugins không dùng, giảm kích thước hình ảnh, giảm quảng cáo trên trang,…

Các loại Website WordPress

WordPress ban đầu được tạo ra nhằm hỗ trợ những người muốn tạo blog cá nhân đơn giản, tuy nhiên qua nhiều năm phát triển thì hiện nay mã nguồn WordPress không chỉ được sử dụng để tạo blog mà còn dùng trong thiết kế website, với nhiều lĩnh vực, loại web có thể sử dụng WordPress để làm.

Blog cá nhân: 

WordPress được tạo ra là một nền tảng viết blog nhanh chóng và tiện lợi cho những người không biết code, cho đến nay thì bản chất này của WP vẫn được giữ và phát triển, người dùng mới có thể cài đặt blog cá nhân dễ dàng hơn với mã nguồn WordPress được chia sẻ hoàn toàn miễn phí.

Portfolios

Xây dựng blog cá nhân không chỉ để chia sẻ bài viết của mình, WordPress còn có thể cung cấp cho người dùng một thư viện hình ảnh, phù hợp với những nhiếp ảnh gia, các designer chuyên nghiệp có thể tạo portoflios riêng cho mình, chỉ cần cài đặt wordpress trên một hosting là có thể thoải mái upload những tác phẩm nghệ thuật của mình, thuận tiện chia sẻ.

Doanh nghiệp

Hiện nay thì WordPress không chỉ sử dụng để tạo blog cá nhân hay portfolios mà con được ứng dụng trong thiết kế website, một công cụ tốt để làm web và quan trọng hơn là nó hoàn toàn miễn phí, giúp các công ty, doanh nghiệp có thể xây dựng website chuyên nghiệp mà tiết kiệm chi phí, thời gian bởi WordPress hỗ trợ đến 60% công việc của một quy trình làm website chuyên nghiệp.

Bán hàng

Mã nguồn WordPress thậm chí còn được sử dụng trong website bán hàng, khi mà nhiều lập trình viên, công ty thiết kế các plugin chuyên hỗ trợ cho web bán hàng trên nền tảng WordPress. Nổi bật là plugin Woocommerce được phát triển để hỗ trợ một quy trình bán hàng trên website chuyên nghiệp, bằng cách cung cấp các tính năng như giỏ hàng, hỗ trợ upload thông tin sản phẩm chi tiết,… Ngoài ra những tính năng như thanh toán online, hỗ trợ vận chuyển, chốt sale trên web cũng được hỗ trợ khi bạn làm web bằng nền tảng WordPress. Bạn vẫn có thể làm một trang web bán hàng chuyên nghiệp bằng WordPress mà không cần tới những dịch vụ code tay hoàn toàn, hay các dịch vụ thiết kế theo yêu cầu đắt đỏ nhưng tính năng lại không có gì đặc biệt và WordPress đã hỗ trợ tất cả.

WordPress có thể được sử dụng để tạo hầu hết các loại website hiện nay, bởi nó không cung cấp cho người dùng một giao diện hay một trang web nhất định, WordPress chỉ cho người dùng một giao diện quản trị với các tính năng quản trị website cơ bản nhất để giảm bớt phần lập trình của các công ty, vì vậy chỉ cần một người am hiểu code PHP và vận hành WordPress, tự code thêm tính năng thì gần như mã nguồn này có thể làm mọi thứ mà một người dùng bình thường cần, các tính năng như đa ngôn ngữ, chia sẻ mạng xã hội,… đều có thể được cài đặt dễ dàng nếu website đó là WordPress.

Hướng dẫn cài đặt WordPress

Cài đặt WordPress

Cài đặt WordPress nhanh chóng với những hướng dẫn dưới đây.

Cách cài WordPress lên hosting cá nhân

Đây là cách cài WordPress lên host tự động, nhưng đầu tiên bạn phải sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp host và domain uy tín. Một trong những nhà cung cấp tốt nhất mình muốn giới thiệu với các bạn là GoDaddy. 

Bước 1: Truy cập Godaddy -> My account -> Web hosting -> Manage 

Bước 2: Trong C-panel. Chọn WordPress Blog

Bước 3: Chọn Install this application 

Bước 4: Sau đó bạn sẽ điền các thông tin như sau

  • Domain: Chọn các domain có sẵn (lưu ý là không thêm www trước tên domain)
  • Directory: bỏ trống (điền n)
  • Version: chọn version dựa theo đề nghị của hệ thống (theo recommend)
  • Language: lựa chọn ngôn ngữ sử dụng cho trang web
  • Administrator username: Nhập tên đăng nhập
  • Administrator password: Nhập mật khẩu
  • Administrator email: nhập địa chỉ email của bạn
  • Website title: Nhập tên website của bạn (có thể chỉnh sửa lại sau này)
  • Website tagline: Giới thiệu ngắn gọn về Website (nội dung này có thể thay đổi)

Các mục yêu cầu tick chọn, bạn có thể giữ nguyên theo mặc định.

Bước 5: Nhấp chọn cài đặt và chờ hệ thống tải xong

Sau khi việc tải hoàn tất là bạn đã cài host lên website của mình thành công. Bạn có thể truy cập link “tên domain/wp-admin” để xem trang giao diện quản trị của mình. Ở đây bạn có thể thoải mái thiết kế Website WordPress thoải mái.

Cách cài Theme cho Website

1. Cài theme có sẵn

Bước 1: Đăng nhập vào trang admin trên website bạn (đường dẫn tên-miền/wp-admin)

Bước 2: Ở cột bên trái “Dashboard”  chọn Appearance => Themes

Bước 3: Chọn Add new. Ở đây có rất nhiều theme hiện ra, chọn theme mà bạn thích

Bước 4: Sau khi chọn theme thì nhấn Install 

Bước 5: Đợi quá trình cài đặt kết thúc, sau đó nhấn Active để kích hoạt giao diện mới hoạt động.

2. Cài theme upload từ máy tính

Nếu những theme có sẵn trên WordPress không hợp với sở thích của bạn, bạn có thể tìm ở ngoài những theme đẹp và độc đáo khác và thiết lập nó trên trang WordPress của bạn. Cách cài đặt theme từ máy tính cũng vô cùng đơn giản

Bước 1: Tại giao diện admin. Chọn Appearance -> Themes -> Add new -> Upload theme

Bước 2: Chọn theme đã tải về trên máy tính -> nhấn Install 

Bước 3: Nhấn Active để kích hoạt Theme

Một số nguồn gợi ý cho bạn để tìm các theme miễn phí và phù hợp nhất.

Themehybrid.com 

Fabthemes.com

WordPressthemesbox.com 

Mythemesshop.com 

Bên cạnh cung cấp các themes miễn phí, vẫn còn một số themes đòi hỏi trả phí.

3. Cài theme từ host/localhost

Trường hợp này khi dung lượng upload theme của bạn quá nặng. Bạn phải giải nén file Theme ra và upload vào thư mục /wp-content/themes. Sau đó thực hiện các bước như cách cài theme trên WordPress. Chọn Appearance => themes rồi kích hoạt.

Cách cài Plugins cho Website

Việc cài đặt plugins cũng tương đối đơn giản như cài theme

Ở giao diện Admin, thay vì ở Dashboard bạn chọn tab Themes, lần này bạn chọn Plugins => Add new => gõ tìm kiếm plugin trên thanh tìm kiếm. Ví dụ bạn gõ “WooCommerce”. Nếu không có ý tưởng gì về các plugin, bạn có thể sử dụng bộ lọc Featured, Recommended, Popular để tìm hiểu các plugin và cài đặt nó.

Ngoài ra bạn có thể cài plugin từ bên ngoài bằng cách chọn Add new => Upload plugins. Lưu ý là plugin này phải được nén theo cấu trúc tên-plugins/tên-file.php 

Nếu plugin dung lượng quá nặng, hãy giải nén và lưu vào thư mục có cấu trúc tên-plugins/tên-file.php, sau đó upload như bình thường

Một số Plugin hữu ích cho Website WordPress

Một số plugin WordPress

Một số plugin WordPress giúp website của bạn có đầy đủ tính năng hơn.

Có rất nhiều Plugin hữu ích cho Website WordPress, ở đây Monamedia sẽ giới thiệu với các bạn 5 loại plugin mà có lẽ hầu như dù là loại trang web nào cũng nên cài đặt để tối ưu hoá sự trải nghiệm của website.

1. WooCommerce

WooCommerce là plugin hàng đầu cho các website thương mại điện tử, nó giúp cho việc bán hàng của các doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng và quản lý hàng hoá hiệu quả hơn.

2. Yoast SEO

Đây là plugin tốt nhất cho việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization) giúp cho trang web chuẩn SEO. Yoast SEO được thiết kế để tối ưu hoá các nội dung bài viết, đưa ra những thông tin chất lượng, tiếp cận người dùng tìm kiếm hiệu quả. Đây là công cụ tốt nhất cho những ai muốn thống trị trang đầu tiên của trình tìm kiếm

3. W3 Total Cache

Đây là plugin giải pháp tốt nhất cho tốc độ load của trang web bạn. Plugin này là một phiên bản trang khác trên trang của bạn trên máy người dùng, nghĩa là site của bạn sẽ load nhanh hơn với những ai thường truy cập.

4. Jetpack

Dùng để tăng traffic online, bảo mật website, theo dõi hiệu năng,..Tuy nhiên bạn phải trả phí nếu muốn tăng sự bảo mật và backup bên cạnh những tính năng miễn phí. Tuy nhiên đây lại là một plugin trọn gói, vì vậy có thể nó tích hợp quá nhiều thứ mà bạn không cần đến, nếu bạn sử dụng Jetpack thì hãy đảm bảo rằng bạn có thể tối ưu cho plugin này để giảm các tính năng không cần thiết, không làm ảnh hưởng tốc độ của web.

5. Key Two Factor Authentication (2FA)

Đây là phương thức bảo mật qua 2 phương thức, cho phép bạn phê duyệt đăng nhập trên Website qua điện thoại cá nhân.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu và cài đặt thêm các plugin như: Broken link checker (phát hiện link lỗi), Contact Form 7 (quản lý liên hệ), Google Analytics Dashboard for WP (phân tích hoạt động website), Wordfence Security (bảo vệ trang web), Imagify Image Optimizer (tối ưu kích thước hình ảnh),…

Tóm lại: WordPress là công cụ tạo website rất dễ sử dụng và nhiều chức năng, uy tín, và chất lượng. Hi vọng bài viết đã giúp bạn tháo gỡ các thắc mắc về WordPress, cũng như đã hiểu được cách cài đặt WordPress tương đối đơn giản phải không! Chỉ cần hiểu WordPress, hiểu cách sử dụng WordPress thì chắc chắn bạn sẽ tự tạo được cho mình một website hoàn chỉnh, độc đáo. 

Ngoài việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì Mona luôn muốn chia sẽ thêm những kiến thức về lĩnh vực website này. Bài viết đã được Mona chắt lọc những nội dung cần thiết và dễ hiểu nhất cho các bạn. Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian để xây dựng website cho mình thì hãy liên hệ ngay với Mona để được tư vấn dịch vụ thiết kế website trọn gói miễn phí

Dich vu thiet ke website

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648