Nếu bạn đang lên kế hoạch cho việc học tạo website để kiếm thu nhập cho bản thân. Chắc hẳn bạn cần phải học qua những kiến thức như là CSS, HTML hay JavaScript. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở những kiến thức này thì chắc chắn bạn sẽ khó ứng tuyển vào một công ty thiết kế web. Bởi vì các yêu cầu tuyển dụng hiện nay đòi hỏi bạn phải biết nhiều hơn như thế nữa. Và tất cả thông tin về React là gì sẽ là một trong những kiến thức quan trọng mà bạn cần phải trang bị khi thiết kế website hay lập trình phần mềm. Theo dõi ngay bài viết dưới đây, MONA sẽ giúp bạn có một cái nhìn rõ hơn về React.
React là gì?
React (hãy còn gọi là ReactJS hoặc React.js) – được hiểu là một thư viện, mà trong đó sẽ chứa nhiều JavaScript mã nguồn mở và cha đẻ của ReactJS đó chính là Facebook. React.js được sử dụng làm cơ sở để phát triển các ứng dụng SPA (Single page), ứng dụng, thiết bị di động.
Bên cạnh đó, React hướng tới việc quản lý và hiển thị trạng thái do DOM. Vì vậy, việc xây dựng ứng dụng bằng React thường được yêu cầu dùng thêm các thư viện bổ sung để thực hiện định tuyến trang.
Mục đích chính của ReactJS là gì?
- Tạo ra các ứng dụng website hấp dẫn có hiệu suất cao với các mã hóa tối thiểu.
- Giúp website chạy thật mượt mà, thật nhanh, có khả năng mở rộng và thực hiện đơn giản.
- Cho phép các lập trình viên phá vỡ giao diện của người dùng từ phức tạp để trở thành những phần đơn giản hơn.
Hầu như các tính năng của ReactJS xuất phát từ việc tập trung vào những phần riêng lẻ. Và render dữ liệu không chỉ thực hiện ở vị trí server mà còn có khả năng thực hiện ở vị trí Client khi sử dụng nền tảng này.
Ưu điểm của React là gì?
ReactJS được sử dụng bởi hàng ngàn công ty lớn trên thế giới bao gồm: Airbnb, Netflix, Facebook, American Express, Ebay, WhatsApp, Instagram… Đây là một bằng chứng cho thấy công cụ này có nhiều lợi thế mà các đối thủ khác khó mà cạnh tranh được.
Vậy ưu điểm nổi bật của ReactJS là gì, theo dõi nội dung dưới đây bạn sẽ có câu trả lời.
Sử dụng dễ dàng
React là một thư viện GUI nguồn mở JavaScript đặc biệt hữu ích trong việc xây dựng giao diện người dùng (UI). Nằm trong phần “View” của mô hình MVC (Model-View-Controller), ReactJS làm cho việc phát triển UI trở nên hiệu quả và trực quan.
Đối với lập trình viên JavaScript, việc tiếp cận và sử dụng ReactJS không chỉ dễ dàng mà còn nhanh chóng. Việc bắt đầu sử dụng ReactJS trong vài ngày là điều hoàn toàn khả thi, nhất là khi có sẵn rất nhiều tài liệu hướng dẫn từ video đến các bài viết chi tiết.
-> Bạn có thể bắt đầu tìm hiểu chi tiết các kiến thức về React – TẠI ĐÂY!
Hỗ trợ Component tái sử dụng trong Java
ReactJS cung cấp khả năng tái sử dụng các components đã phát triển, đây là một tính năng quan trọng giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho lập trình viên. Các components này có thể dễ dàng được sử dụng lại trong các ứng dụng khác có cùng chức năng, đồng thời mang lại lợi ích đáng kể trong quá trình phát triển phần mềm.
Việc viết Component trở nên dễ dàng hơn
React thường sử dụng JSX – một phần mở rộng cú pháp cho JavaScript, giúp việc viết component trở nên dễ dàng hơn. JSX kết hợp giữa JavaScript và HTML tạo ra một cấu trúc trực quan và dễ hiểu. Điều này không chỉ làm cho quá trình viết code trở nên rõ ràng hơn mà còn giúp dễ dàng render các components hơn.
Mặc dù đây không phải là phần mở rộng cú pháp phổ biến nhất, nhưng JSX vẫn được đánh giá cao trong việc phát triển các components phức tạp và ứng dụng trong phạm vi quy mô lớn.
Hiệu suất cao
ReactJS cải thiện đáng kể quá trình làm việc với DOM (Document Object Model). Trong phát triển web, quản lý DOM thường gặp nhiều khó khăn và gây thất vọng. ReactJS thường sử dụng virtual DOMs để tránh được những vấn đề này. Sự thay đổi trong DOM thực tế sẽ được phản ánh nhanh chóng trong virtual DOM, đồng thời giúp tăng tốc độ và hiệu suất ứng dụng mà không làm gián đoạn quá trình cập nhật.
Thân thiện với SEO
Một ưu điểm lớn của React.JS là khả năng tạo ra các giao diện người dùng tối ưu cho SEO. Điều này rất quan trọng vì không phải tất cả các framework JavaScript đều thân thiện với SEO. Bên cạnh đó, React cũng hỗ trợ tăng tốc độ xử lý của ứng dụng, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện kết quả SEO.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ReactJS vẫn chỉ là một thư viện JavaScript và có thể cần sử dụng các thư viện bổ sung cho các nhiệm vụ như quản lý, định tuyến và tương tác.
Tại sao những lập trình viên JavaScript lại sử dụng ReactJS?
ReactJS là một thư viện JavaScript giúp nhà phát triển xây dựng UI hay giao diện người dùng. Trong việc lập trình ứng dụng front-end, các lập trình viên thường phải làm việc chính trên 2 thành phần là xử lý tương tác của người dùng và UI.
Trước khi có nền tảng này, nhiều lập trình viên thường gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng vanilla JavaScript và JQuery để xây dựng UI. Điều đó tương đương với việc quá trình phát triển ứng dụng sẽ mất nhiều thời gian hơn và xuất hiện nhiều rủi ro, bug hơn. Vì vậy, Jordan Walke (một nhân viên của Facebook) đã tạo ra React với mục đích là cải thiện quá trình phát triển UI vào năm 2011.
Để tăng tốc cho quá trình phát triển, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong khi code, ReactJS còn cung cấp khả năng Reusable Code bằng cách đưa ra hai khái niệm quan trọng bao gồm JSX và Virtual DOM.
JSX
JSX là một sự kết hợp giữa những ngôn ngữ lập trình Javascript và những ngôn ngữ dạng đánh dấu XML. Trong đó sẽ là nhiều cú pháp JSX cùng với các cú pháp của XML có những điểm tương đồng nhau. Từ đó, các lập trình viên có thể tận dụng tất cả các ưu điểm nằm trong những cú pháp mở rộng của JSX để có thể code thư viện mã nguồn mở ngôn lập trình Javascript bằng cách sử dụng cú pháp XML.
Virtual DOM
Virtual DOM là một bản copy của DOM thật trên chính trang đó. ReactJS sẽ sử dụng bản copy đó để tìm đúng phần mà DOM thật cần cập nhật khi bất cứ một sự kiện nào đó khiến thành phần trong nó bị thay đổi. Với việc cập nhật đúng chỗ, nó sẽ tiết kiệm cho chúng ta rất nhiều tài nguyên và thời gian để xử lý.
Ở những trang web lớn và phức tạp như đặt món ăn, thương mại điện tử… bạn sẽ thấy việc này là cực kỳ quan trọng và cần thiết để làm tăng trải trải nghiệm của khách hàng.
Cách React hoạt động
React hoạt động theo một cách đặc biệt và hiệu quả mà ở đó bạn có khả năng viết mã HTML trực tiếp trong JavaScript. Điều này được thực hiện nhờ vào cú pháp JSX – một phần mở rộng cú pháp của JavaScript cho phép kết hợp mã HTML và JavaScript một cách linh hoạt và mạch lạc.
Tạo đại diện DOM trong React
Trong React, việc tạo đại diện cho các nút DOM được thực hiện thông qua hàm React.createElement.
Ví dụ minh họa:
React.createElement(“div”, { className: “red” }, “Children Text”)
tạo ra một div với class là “red” và chứa nội dung là “Children Text” |
Một điểm đặc biệt trong React đó là sử dụng className thay vì class như trong HTML thông thường.
Sử Dụng JSX Để Tạo UI
JSX tuy không bắt buộc nhưng đã dần trở thành tiêu chuẩn cho một đoạn mã tốt trong React. Cú pháp này giúp việc tạo và quản lý UI trở nên trực quan và dễ dàng hơn nhiều so với việc sử dụng JavaScript thuần túy.
JSX cho phép bạn viết mã gần giống HTML trong các components của React, như trong ví dụ sau:
<div className=”red”>Children Text</div>;
<MyCounter count={3 + 5} />;
var GameScores = {player1: 2, player2: 5};
<DashboardUnit data-index=”2″>
<h1>Scores</h1><Scoreboard className=”results” scores={GameScores} />
</DashboardUnit>; |
Giải thích về mốt số thuật ngữ trong đoạn mã trên:
- <MyCounter> là một component React, với count là một prop, nhận giá trị từ biểu thức 3 + 5.
- GameScores là một đối tượng JavaScript, sử dụng như một prop trong component Scoreboard.
Từ đó có thể thấy trong ví dụ, JSX cho phép sử dụng các biểu thức JavaScript ngay trong cấu trúc UI. Điều này tạo ra một sự linh hoạt đáng kể trong việc phát triển ứng dụng.
Tối ưu hóa hiệu suất với Virtual DOM
Một trong những yếu tố chính tạo nên sức mạnh của React là cách nó xử lý DOM. Thay vì cập nhật trực tiếp trên DOM thực tế, React sử dụng Virtual DOM – một bản sao của DOM thực tế. Khi có sự thay đổi trong state hoặc props của component, thì cách hoạt động của React.JS như sau:
- Đầu tiên React sẽ cập nhật sự thay đổi này trên Virtual DOM.
- Sau đó sử dụng thuật toán so sánh để xác định sự khác biệt và cập nhật chính xác lên DOM thực tế.
Quá trình này giúp tối ưu hóa hiệu suất ứng dụng, đặc biệt là trong các ứng dụng lớn và phức tạp.
Hình minh họa về Virtual Dom trong React
Tóm lại, JSX trong React không chỉ là một công cụ tạo giao diện người dùng mang lại hiệu quả hơn mong đợi, mà còn là một cách tiếp cận linh hoạt và mạch lạc giúp các nhà phát triển (Developers) dễ dàng thể hiện ý tưởng của mình trong quá trình viết code.
Sự kết hợp giữa HTML và JavaScript trong một cú pháp đơn giản và mạch lạc này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong phát triển ứng dụng web.
Lộ trình học React
React là một thư viện JavaScript hỗ trợ mạnh mẽ dành cho việc phát triển giao diện người dùng (Frontend). Để bắt đầu học React, các bạn cần nắm vững những kiến thức nền tảng và công cụ cần thiết như HTML, CSS, JavaScript, NodeJS, NPM, ES6, cùng với IDE như Visual Studio Code.
Sau khi thành thạo những kiến thức này, bạn có thể tiếp tục học React theo ba giai đoạn chính như sau:
Lộ trình học cơ bản
Ở mức độ cơ bản, bạn sẽ tìm hiểu các thuật ngữ như sau:
- JSX (JavaScript XML): JSX là một phần không thể thiếu của React, nó cho phép viết mã gần giống HTML nhưng có thể kết hợp với sức mạnh của JavaScript.
- Components: Việc hiểu biết về Functional Components và Class Components là chìa khóa để tạo ra các ứng dụng động và tương tác trong React.
- Props và State: Học cách quản lý dữ liệu và trạng thái của ứng dụng thông qua props và state – hai khái niệm cốt lõi trong React.
- Component Life Cycle: Vòng đời của component là nền tảng để hiểu cách React cập nhật UI và quản lý dữ liệu.
- React Hook: Từ phiên bản 16.8, React đã giới thiệu Hooks – một cách mới để sử dụng state và các tính năng React khác trong Functional Components.
Lộ trình học nâng cao
Khi đã nắm vững cơ bản, bạn sẽ đến với giai đoạn phát triển các ứng dụng thực tế – nơi bạn sẽ va chạm với các vấn đề phức tạp hơn:
- High Order Components (HOCs): HOCs giúp tái sử dụng logic trong nhiều components, đồng thời đây cũng là một kỹ thuật quan trọng để xây dựng các ứng dụng React linh hoạt và hiệu quả.
- State Management: Hiểu rõ về các công cụ như useContext Hook, Redux, và MobX, giúp bạn quản lý trạng thái ứng dụng một cách hiệu quả.
- Custom Hook: Việc tạo ra các hook tùy chỉnh cho phép tái sử dụng logic trong ứng dụng và giữ mã nguồn gọn gàng, dễ bảo trì.
- Refs và DOM: Sử dụng Refs để tương tác trực tiếp với DOM sẽ giúp giải quyết những tình huống cần xử lý DOM ngoài khả năng của data flow React thông thường.
Lộ trình học chuyên sâu
Ở giai đoạn chuyên sâu, bạn sẽ học cách kết hợp React với các công cụ và thư viện nâng cao khác để tạo ra các ứng dụng web hoàn chỉnh và chuyên nghiệp:
- Frameworks ReactJS: Sử dụng các frameworks như NextJS, Gatsby, và Apollo để xây dựng ứng dụng theo kiến trúc SSR (Server Side Rendering) hoặc tối ưu hóa cho SEO và tăng hiệu suất.
- Thư viện xử lý API: Áp dụng Axios hoặc Fetch để tạo các cuộc gọi API hiệu quả và quản lý dữ liệu từ backend một cách linh hoạt.
- UI Library: Chọn lựa và sử dụng các thư viện UI như Chakra UI, Material UI hoặc Ant Design để tạo ra các giao diện người dùng đẹp mắt và tương tác.
- Form Handling: Sử dụng React Hook Form hoặc Formik để xử lý các form một cách dễ dàng, đồng thời hỗ trợ validation và quản lý trạng thái form.
- Testing và Validation: Áp dụng Jest và Cypress trong quá trình phát triển để đảm bảo chất lượng và độ ổn định của ứng dụng.
- Documentation và Storybook: Sử dụng Storybook để quản lý và tài liệu hóa các components, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng chia sẻ và tái sử dụng chúng trong các dự án.
Qua đó có thế thấy, lộ trình học React không chỉ là một hành trình nâng cao kỹ năng lập trình mà còn là quá trình khám phá và ứng dụng những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực phát triển web. Từ những kiến thức cơ bản đến việc xây dựng những ứng dụng phức tạp, React.js mở ra cánh cửa cho những nhà phát triển giao diện người dùng có thể sáng tạo vượt mọi giới hạn, đồng thời giúp họ chinh phục thách thức và tạo ra những sản phẩm độc đáo và ấn tượng.
Làm quen với ReactJS
Khi làm việc với React chắc hẳn các bạn sẽ phải tìm hiểm về JSX. JSX (JavaScript XML) là một phần mở rộng của Javascript được viết theo kiểu XML. JSX cung cấp các cú pháp thay thế cho câu lệnh React.createElement() ở trong ReactJS.
Cài đặt môi trường
Để có thể cài đặt môi trường, điều đầu tiên chúng ta cần đó là server NodeJS và npm. Bãn chỉ cần lên trang chủ của NodeJS: https://nodejs.org/en/ và tải về rồi bắt đầu cài đặt.
Tạo project đầu tiên
Để tạo một project ReactJS bạn bắt đầu vào ổ đĩa E tạo một folder tên “bai-tap-ve-nha” rồi bật cmd lên. Tiếp theo, bạn truy cập vào folder “bai-tap-ve-nha” rồi gõ dòng code “npm install -g create-react-app” như hình bên dưới và nhấn phím Enter.
Tạo một project React
Đợi một khoảng thời gian để nó cài đặt. Sau đó, các bạn gõ tiếp vào câu lệnh “create-react-app my-app” như ảnh bên dưới và ấn phím Enter.
Nhập lệnh “create-react-app my-app”
Sau khi tạo xong project với tên là “my-app”, các bạn sẽ gõ tiếp câu lệnh “cd my-app” như ảnh bên dưới và ấn phím Enter.
Tiếp tục gõ câu lệnh “cd my-app”
Sau khi chuyển cmd vào folder “my-app”, các bạn tiếp tục gõ câu lệnh “npm start” như ảnh bên dưới và nhấn phím Enter để bắt đầu chạy project.
Gõ tiếp câu lệnh “npm start”
Sau khi cài đặt thành công, trình duyệt web sẽ tự động bật và mở lên một trang web có địa chỉ là “http://localhost:3000”.
Trong ReactJS chúng ta sẽ hạn chế sử dụng jquery, code HTML sẽ chuyển sang viết dưới dạng JSX, lưu nó ở file App.JS trong folder. Sau này, khi chương trình hoạt động, nó sẽ tự động chuyển sang dạng HTML để hiển thị lên trình duyệt.
Trên đây là toàn bộ tất các thông tin về React, mong rằng nó sẽ đem lại hữu ích cho những bạn đang tìm hiểu và các bạn học IT đang muốn tối ưu hóa về truy cập, tốc độ cũng như muốn nâng cao kiến thức và có cách hiểu rõ hơn về React là gì. Từ đó, rút được kinh nghiệm cho bản thân để tìm kiếm được một công việc có mức lương cao, nâng cao được tay nghề của chính bản thân.