1900 636 648

Cấu trúc website là nền tảng cho sự thành công của một trang web, quyết định cách tổ chức và trình bày thông tin đến người dùng. Yếu tố quan trọng này giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin mong muốn, đồng thời hỗ trợ các công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung website. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng MONA tìm hiểu chi tiết hơn về cấu trúc và cách xây dựng 1 trang web hoàn chỉnh nhé.

Cấu trúc Website là gì?

Cấu trúc Website là gì

Cấu trúc website là cách thức tổ chức và sắp xếp nội dung trên một trang web, từ đó tạo nên hệ thống điều hướng rõ ràng và logic cho người dùng. Cấu trúc của một trang web hiệu quả sẽ mang đến trải nghiệm mượt mà, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận thông tin mong muốn, đồng thời tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Yếu tố này được thiết kế tốt sẽ hỗ trợ các bộ máy tìm kiếm như Google dễ dàng thu thập dữ liệu và lập chỉ mục nội dung, nâng cao thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm.

Ví dụ: Cấu trúc website bán sách trực tuyến sẽ được tổ chức các danh mục như “Sách văn học”, “Sách giáo khoa”, “Truyện tranh”,… Mỗi danh mục lại chứa các trang con tương ứng với từng loại sách cụ thể.

Các thành phần của cấu trúc trang web

Vậy cấu trúc website bao gồm những gì? Một cấu trúc trang web chuẩn SEO sẽ bao gồm 3 thành phần chính: Header, Content và Page Footer. Cụ thể từng thành phần như sau:

Các thành phần cơ bản của cấu trúc một trang web

Phần Header: Đây là thành phần hiển thị trên mọi trang của website, chứa các yếu tố nhận diện thương hiệu và điều hướng:

  • Site ID: Logo, tên website hoặc slogan, thường được đặt ở góc trái trên cùng của website.
  • Scan columns: Bao gồm các thành phần như menu, banner quảng cáo, ô tìm kiếm nâng cao, thông tin liên hệ, các sản phẩm/bài viết nổi bật,….
  • Search Box (Ô tìm kiếm): Giúp người dùng tìm kiếm thông tin bằng cách nhập từ khóa và ấn nút tìm kiếm. Ô tìm kiếm này thường được đặt ở góc phải giao diện và có thiết kế đơn giản.
  • Thanh menu điều hướng: Chứa các đường liên kết dẫn tới các trang khác trên trang web như Trang giới thiệu, liên hệ, sản phẩm,… và thường được đặt trong Header.
  • Giỏ hàng: Chứa các thông tin về sản phẩm, bao gồm số tiền đã thanh toán cho sản phẩm hoặc các thông tin về dịch vụ mà khách hàng đã đặt. Biểu tượng giỏ hàng này thường đuộc đặt ở góc phải của trang web.
  • Banner: Những hình ảnh được design bắt mắt và thu hút, nhằm mục đích quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng.
  • Slider: Silder có thể là hình ảnh hoặc video chứa các CTA và được đặt ở dưới phần Header, nhằm kêu gọi, thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mua sắm, liên hệ,…

Phần Content: Nội dung là một trong các thành phần cơ bản của một website, nhằm mục đích trình bày các thông tin chính của trang web. Phần nội dung cần có:

  • Tiêu đề trang: Xác định chủ đề nội dung.
  • Nội dung chính: Văn bản, hình ảnh, video,…
  • Điều hướng: Breadcrumb, phân trang.
  • Các yếu tố hỗ trợ: Thanh thông tin, nút chia sẻ mạng xã hội,…

Phần Page Footer: Thành phần cấu trúc của một trang web này thường được hiển thị ở cuối mỗi trang.

  • Thông tin liên hệ: Địa chỉ, email, số điện thoại.
  • Bản quyền: Thông tin tác giả, năm xuất bản.
  • Liên kết: Điều khoản sử dụng, chính sách bảo mật,…

Phân loại cấu trúc website

Sau khi tìm hiểu chung về các thành phần của 1 trang web, chúng ta cùng khám phá cách phân loại cấu trúc website. Đây là bước quan trọng nhằm xác định phương pháp sắp xếp và điều hướng nội dung sao cho phù hợp với mục đích người dùng. Cụ thể, các loại cấu trúc một website phổ biến nhất là:

Cấu trúc kiểu phân cấp

Cấu trúc website kiểu phân cấp

Cấu trúc kiểu phân cấp là một trong những cấu trúc website phổ biến nhất, đặc biệt phù hợp với các loại trang web có khối lượng thông tin phong phú, đa dạng. Theo mô hình tổ chức này, các trang sẽ được sắp xếp theo thứ bậc từ trên xuống dưới, tương tự như một hệ thống cây thư mục. Cấu trúc website này cho phép người dùng điều hướng dễ dàng thông qua các mục chính và các danh mục nhỏ hơn, hỗ trợ họ nhanh chóng tìm thấy thông tin cần thiết một cách hiệu quả.

Cấu trúc website kiểu ma trận

Mặc dù đã xuất hiện từ khá lâu nhưng cấu trúc ma trận không còn được ưa chuộng rộng rãi trong thiết kế website hiện nay. Điểm đặc trưng của cấu trúc này là sự liên kết đa chiều giữa các trang, cho phép người dùng tự do di chuyển giữa các nội dung theo nhiều hướng khác nhau.

Tuy nhiên, chính sự linh hoạt này có thể dẫn đến trải nghiệm điều hướng kém hiệu quả, gây khó khăn cho người dùng trong việc nắm bắt tổng quan và tìm kiếm thông tin. Do đó, cấu trúc ma trận thường chỉ phù hợp với những website có mục đích đặc thù và yêu cầu cao về tính tương tác.

Cấu trúc kiểu tuần tự

Cấu trúc trang web kiểu tuần tự

Cấu trúc tuần tự được ứng dụng khi nội dung website cần được trình bày theo một trình tự logic, hướng dẫn người dùng qua các bước cụ thể. Ví dụ điển hình như quy trình đăng ký, thanh toán trực tuyến hoặc hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Ưu điểm của cấu trúc website này là đảm bảo người dùng tiếp nhận thông tin đầy đủ, theo đúng thứ tự. Chính vì vậy, cấu trúc kiểu tuần tự đặc biệt phù hợp với các website cung cấp dịch vụ yêu cầu tính chính xác và trình tự thao tác chặt chẽ.

Cấu trúc cơ sở dữ liệu

Phương pháp tổ chức thông tin theo cấu trúc cơ sở dữ liệu phù hợp với các website sở hữu lượng dữ liệu khổng lồ và phức tạp. Thay vì sắp xếp nội dung theo dạng cây thư mục hay liên kết tĩnh, cấu trúc trang web này sử dụng cơ sở dữ liệu để lưu trữ và truy xuất thông tin một cách linh hoạt.

Kết hợp với hệ thống tìm kiếm mạnh mẽ, cấu trúc cơ sở dữ liệu cho phép người dùng dễ dàng khai thác thông tin từ kho dữ liệu đồ sộ. Các website thương mại điện tử, thư viện trực tuyến, hoặc nền tảng học tập trực tuyến là những ví dụ điển hình ứng dụng cấu trúc cơ sở dữ liệu.

Các bước tạo cấu trúc web

Việc xây dựng cấu trúc 1 trang web hiệu quả là bước quan trọng để tạo nên một nền tảng trực tuyến. Quy trình này đòi hỏi sự am hiểu về cách thức tổ chức thông tin, tối ưu trải nghiệm người dùng, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn của công cụ tìm kiếm. Dưới đây là chi tiết các bước xây dựng cấu trúc website hoàn chỉnh:

Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng sitemap, phân tầng website

Xây dựng sitemap cho website

Sitemap là bản đồ thể hiện toàn bộ cấu trúc website của bạn, bao gồm tất cả các trang và mối liên hệ giữa chúng. Việc lập sitemap giúp hình dung rõ ràng cấu trúc, đảm bảo tính logic và nhất quán trong việc tổ chức nội dung. Theo đó, sitemap cần được thiết lập theo:

  • Vẽ sơ đồ cây phân cấp trên giấy hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ như Excel, GlooMaps,… để thể hiện cấu trúc website một cách trực quan và khoa học.
  • Xây dựng danh mục chính:
    • Giới hạn số lượng danh mục chính từ 2 đến 7 mục. Nếu có quá nhiều danh mục, hãy cân nhắc sắp xếp và tổ chức lại để website gọn gàng hơn. Ví dụ: Đối với website bán sách, danh mục chính có thể là “Sách văn học”, “Sách kinh tế”, “Sách thiếu nhi”.
    • Đảm bảo mỗi danh mục chính là duy nhất, không trùng lặp và có nội dung khác biệt.
  • Xây dựng danh mục con:
    • Các danh mục con phải có mối liên hệ chặt chẽ với danh mục chính mà nó thuộc về.
    • Cân nhắc số lượng danh mục con trong mỗi danh mục chính để tạo sự cân đối cho cấu trúc website.

Bước 2: Xây dựng cấu trúc URL

Tối ưu cấu trúc URL khi tạo cấu trúc website

URL là địa chỉ của một trang web, cần tuân theo các quy tắc nhất định để đảm bảo tính thân thiện với người dùng và công cụ tìm kiếm. Theo đó, một cấu trúc URL tối ưu cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Sử dụng từ khóa: URL nên chứa từ khóa liên quan đến nội dung trang để người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được chủ đề của trang.
  • Ngắn gọn, dễ hiểu: URL càng ngắn gọn, dễ đọc và dễ nhớ càng tốt. Tránh sử dụng các ký tự đặc biệt hoặc các chuỗi ký tự dài dòng, khó hiểu.
  • Phân cấp rõ ràng: Cấu trúc URL cần phản ánh cấu trúc phân cấp của website. Ví dụ: website.com/danh-muc-chinh/danh-muc-con/ten-san-pham

Bước 3: Sử dụng CSS, HTML để tạo điều hướng

CSS và HTML là hai ngôn ngữ lập trình web cơ bản, giúp tạo ra giao diện và điều hướng cho cấu trúc website.

  • Tạo menu: Sử dụng HTML để tạo các liên kết đến các trang quan trọng trên website. CSS giúp bạn tùy chỉnh giao diện menu cho phù hợp với thiết kế tổng thể của website.
  • Breadcrumb: Breadcrumb là dấu đường dẫn giúp người dùng biết được vị trí hiện tại của họ trên website.
  • Liên kết nội bộ: Sử dụng HTML để tạo các liên kết nội bộ giữa các trang trên website.

-> Xem thêm ngay: Chi tiết về CSS và HTML – 2 ngôn ngữ lập trình thông dụng trong thiết kế website

Bước 4: Xây dựng menu trên Header

Xây dựng menu trên Header website

Bước tiếp theo trong quá trình tạo cấu trúc một website là xây dựng menu trên phần Header. Đây là thành phần quan trọng trong việc điều hướng website, nên được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và chứa các liên kết đến các trang quan trọng nhất.

  • Ưu tiên các trang quan trọng: Đặt các liên kết đến các trang quan trọng nhất (Trang chủ, Giới thiệu, Sản phẩm, Liên hệ) ở vị trí dễ thấy nhất trên menu.
  • Sử dụng anchor text hiệu quả: Đây là đoạn văn bản hiển thị của một liên kết. Anchor text nên chứa từ khóa liên quan đến trang được liên kết để tối ưu SEO.
  • Tối ưu cho thiết bị di động: Đảm bảo menu hiển thị tốt trên mọi thiết bị, bao gồm cả điện thoại di động và máy tính bảng.

Bước 5: Tạo cấu trúc liên kết nội bộ khi xây dựng cấu trúc website

Liên kết nội bộ (internal link) là các liên kết trỏ đến các trang khác trên cùng website.Thành phần này giúp người dùng khám phá thêm nội dung trên website, đồng thời cải thiện thứ hạng SEO. Theo đó:

  • Liên kết đến các trang liên quan: Trong một bài viết, hãy chèn các liên kết đến các bài viết khác có nội dung liên quan. Ví dụ: Trong bài viết về “Cách chọn mua laptop”, bạn có thể chèn liên kết đến bài viết “Top 5 laptop tốt nhất hiện nay”.
  • Sử dụng anchor text đa dạng: Tránh sử dụng anchor text giống nhau cho tất cả các liên kết nội bộ.
  • Phân bổ liên kết hợp lý: Không nên tập trung quá nhiều liên kết nội bộ vào một trang.

Bạn đang cần tìm một đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế và tối ưu toàn diện website chuẩn SEO? Vậy Dịch vụ thiết kế website của MONA chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn!

Dịch vụ thiết kế website tại MONA

Với kinh nghiệm thực chiến hơn 10 năm trên thị trường, MONA đã triển khai thành công hơn 9000 dự án thiết kế và phát triển website cho hàng ngàn khách hàng ở đa dạng lĩnh vực. Đội ngũ chuyên viên lập trình của MONA sẽ giúp bạn fix và tối ưu toàn diện cấu trúc trang web theo chuẩn SEO, đảm bảo có thể đem tới cho bạn một website vừa đẹp, chuyên nghiệp về giao diện vừa tối ưu về các yếu tố SEO, trải nghiệm người dùng. Hãy LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi qua Hotline 1900 636 648 để được tư vấn chi tiết về dịch vụ nhé!

Cấu trúc website chính là nền móng cho một website thành công, góp phần mang đến trải nghiệm người dùng tối ưu và hiệu quả SEO vượt trội. Hy vọng rằng những thông tin chi tiết mới được MONA cung cấp trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình thiết kế và nâng cao chất lượng website của mình một cách hiệu quả. Chúc các bạn ứng dụng thành công.

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648