1900 636 648

Các liên kết (link) đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối người dùng với thông tin. Tuy nhiên, sự cố “liên kết hỏng” hay còn gọi là broken link không chỉ ảnh hưởng đến tối ưu SEO website, mà còn có thể gây gián đoạn trải nghiệm người dùng trên trang của bạn. Vậy broken link là gì, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng liên kết hỏng như thế nào? Cùng MONA khám phá qua nội dung ngay sau đây nhé.

Broken link là gì?

Tìm hiểu Broken link là gì

Broken link, hay còn gọi là liên kết gãy, là thuật ngữ chỉ những liên kết trên website dẫn đến các trang khác không còn tồn tại hoặc không thể truy cập được trên internet. Khi người dùng nhấp vào những liên kết này, sẽ gặp tình trạng lỗi web và không thể truy cập trang đích mong muốn. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng cũng như uy tín của trang web.

Dưới đây là một số mã lỗi broken link phổ biến nhất hiện nay:

  • Lỗi 404 Not Found: Trang web không còn tồn tại.
  • Lỗi 400: Yêu cầu URL không hợp lệ.
  • Lỗi chứng chỉ máy chủ: Tên máy chủ không hợp lệ.
  • URL sai: Đường dẫn không đúng định dạng và bạn sẽ nhận thông báo giao diện hiển thị thông báo “Invalid URL”.
  • Mã phản hồi HTTP không hợp lệ: Máy chủ vi phạm quy tắc HTTP.
  • Kết quả rỗng: Không có mã phản hồi từ trang web.
  • Hết thời gian: Yêu cầu truy cập bị quá tải.

Broken link ảnh hưởng như thế nào đến trang web ?

Bên cạnh việc bạn cung cấp nội dung chất lượng và thiết kế website thân thiện, sự ổn định của các liên kết cũng đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng broken link có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến trang web. Vậy cụ thể link broken tác động như thế nào đến hiệu suất và uy tín của một trang web?

Thứ hạng website bị ảnh hưởng

Broken link ảnh hưởng đến hiệu quả SEO

Các công cụ tìm kiếm như Google sử dụng sẽ sử dụng “bot” để thu thập dữ liệu và đánh giá chất lượng website. Khi con bot Google đụng phải broken link, chúng sẽ gặp khó khăn trong việc truy cập và lập chỉ mục nội dung.

Chính điều này có thể khiến website bị đánh giá thấp về chất lượng và độ tin cậy, dẫn đến thứ hạng thấp hơn trong kết quả tìm kiếm. Hậu quả là website sẽ ít được hiển thị với người dùng, giảm lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) và ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai SEO.

Giảm khả năng tiếp cận trang web

Liên kết hỏng có thể được ví như những “con đường cụt” trên website. Khi người dùng nhấp vào một liên kết bị gãy, họ sẽ không tiếp cận được thông tin hoặc dịch vụ mong muốn, dẫn đến trải nghiệm tiêu cực và rời khỏi trang web của bạn ngay lập tức. Hơn nữa, tình trang này còn làm gián đoạn hành trình khách hàng (Customer journey) gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi đáng kể.

Độ tin cậy

Liên kết hỏng có thể làm giảm độ tin cậy website

Website chứa nhiều broken link phản ánh phần nào sự thiếu chuyên nghiệp trong việc quản lý, vận hành website. Người dùng có thể cảm thấy không an tâm về tính chính xác và cập nhật của thông tin trên trang web đó. Sự thiếu tin tưởng này có thể khiến người dùng do dự trong việc tương tác, mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Theo đó, gây ảnh hưởng không nhỏ đến độ tin cậy website (TrustRank), đồng thời cũng làm giảm uy tín thương hiệu và các mối quan hệ với khách hàng.

Trải nghiệm người dùng

Trải nghiệm người dùng (UX) là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một website. Khi xuất hiện các trường hợp link gãy sẽ gây ra sự gián đoạn, khó chịu và làm giảm sự hài lòng của người dùng.

Khi gặp phải liên kết hỏng này, người dùng có thể cảm thấy bối rối, mất thời gian và có xu hướng rời khỏi website để tìm kiếm thông tin ở nơi khác. Vì vậy, việc kiểm tra và sửa lỗi broken link thường xuyên là điều cần thiết để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất.

Nguyên nhân gây ra tình trạng broken link trên website

Sau khi đã nắm được tổng qua broken link nghĩa là gì, hãy cùng MONA tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân gây ra liên kết hỏng là gì?

Những nguyên nhân gây ra liên kết hỏng là gì

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự xuất hiện của “link gãy” trên website:

  • Thay đổi cấu trúc website: Việc cập nhật, điều chỉnh cấu trúc website có thể khiến các đường dẫn cũ trở nên không hợp lệ, dẫn đến các lỗi liên kết khi truy cập.
  • Xóa nội dung: Khi nội dung được liên kết bị xóa khỏi website, các liên kết trỏ đến nội dung đó sẽ tự động trở thành broken link.
  • Hạn chế truy cập: Nội dung yêu cầu đăng nhập, trả phí hoặc bị giới hạn quyền truy cập có thể tạo ra các link broken cho người dùng không đủ điều kiện.
  • Lỗi nhập liệu URL: URL bị nhập sai, thiếu ký tự hoặc chứa lỗi cú pháp sẽ dẫn đến liên kết không hợp lệ.
  • Thay đổi tên miền: Khi trang đích thay đổi tên miền, các liên kết sử dụng tên miền cũ sẽ không còn hoạt động.
  • Liên kết hết hạn: Một số liên kết có thể được thiết lập với thời gian hiệu lực nhất định, sau thời gian đó sẽ trở thành những link lỗi.
  • Thay đổi quyền riêng tư: Nội dung được chuyển sang chế độ riêng tư hoặc bị hạn chế hiển thị khiến cho người dùng không có quyền truy cập vào đường link này.
  • Website không khả dụng: Trang đích có thể gặp sự cố kỹ thuật, ngừng hoạt động hoặc bị xóa hoàn toàn trên internet.

3 Cách kiểm tra liên kết gãy phổ biến

Việc phát hiện và sửa lỗi broken link kịp thời là bước quan trọng để duy trì sự ổn định và hiệu quả của website. Tuy nhiên để thực hiện điều nay, bạn cần biết cách kiểm tra broken link là gì. Dưới đây là hướng dẫn cách ứng dụng các công cụ hỗ trợ kiểm tra liên kết gãy nhanh chóng mà bạn có thể tham khảo.

Sử dụng Google Search Console

Google Search Console là một công cụ hữu ích và miễn phí được cung cấp bởi Google, hỗ trợ quản trị website và theo dõi hiệu suất SEO. Công cụ này còn cung cấp tính năng phát hiện và báo cáo các liên kết hỏng xuất hiện trên website của bạn.

Thực hiện kiểm tra broken link với Google Search Console

Để kiểm tra broken link với Google Search Console, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào Google Search Console và chọn trang web cần kiểm tra.
  • Bước 2: Trong mục “Lập chỉ mục”, chọn “Trang” để xem báo cáo về tình trạng lập chỉ mục của website.
  • Bước 3: Chọn mục “Không tìm thấy (404). Tại đây, bạn sẽ thấy danh sách các liên kết lỗi đã được Google phát hiện trên website. Bạn có thể tải danh sách này về để phân tích và xử lý nhanh chóng.

Công cụ Ahrefs

Đây là một nền tảng hỗ trợ SEO phổ biến, cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ phân tích website, nghiên cứu từ khóa, backlink và đối thủ cạnh tranh,…. Bên cạnh đó, Ahrefs cũng được sử dụng để kiểm tra và sửa lỗi broken link.

Dưới đây là các bước kiểm tra bằng Ahrefs:

  • Bước 1: Đăng ký tài khoản Ahrefs (có thể sử dụng bản dùng thử hoặc gói trả phí).
  • Bước 2: Truy cập vào “Site Explorer” và nhập địa chỉ website cần phân tích.
  • Bước 3: Trong phần “Outgoing links”, chọn “Broken links”. Ahrefs sẽ hiển thị danh sách các liên kết gãy được tìm thấy trên website của bạn.

Kiểm tra broken link bằng Screaming Frog

Screaming Frog là công cụ được sử dụng để crawl và phân tích website, hỗ trợ tối ưu SEO,…. Công cụ này cho phép thu thập dữ liệu chi tiết về cấu trúc website, bao gồm các yếu tố như liên kết, tiêu đề, nội dung, hình ảnh,…

Sử dụng công cụ Screaming Frog kiểm tra liên kết hỏng

Vậy cách kiểm tra broken link bằng Screaming Frog như thế nào? Cụ thể sẽ thực hiện với các bước sau:

  • Bước 1: Mở phần mềm Screaming Frog và nhập địa chỉ website cần kiểm tra để bắt đầu quá trình crawl dữ liệu.
  • Bước 2: Sau khi quá trình crawl hoàn tất, điều hướng đến tab “Response Codes” và chọn lọc “Client Error (4xx)” để hiển thị các liên kết gặp lỗi phía client.
  • Bước 3: Xuất dữ liệu ra file Excel để có danh sách đầy đủ các link lỗi và tiến hành xử lý.

Hướng dẫn cách sửa lỗi broken link nhanh chóng

Sau khi xác định được danh sách các broken link là gì thông qua các công cụ kiểm tra, việc tiếp theo là tiến hành xử lý để khắc phục triệt để các lỗi này. Sửa lỗi broken link kịp thời không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn đảm bảo website hoạt động hiệu quả và duy trì thứ hạng tốt trên các công cụ tìm kiếm.

Cách sửa lỗi broken link hiệu quả

Cụ thể cách thực hiện như sau:

  • Xóa liên kết: Trong trường hợp không thể tìm được liên kết thay thế phù hợp, bạn có thể xóa bỏ hoàn toàn liên kết gãy khỏi website.
  • Cập nhật URL: Nếu trang web đích vẫn tồn tại nhưng URL đã thay đổi, bạn cần cập nhật liên kết với URL mới chính xác.
  • Redirect 301: Đối với các trang web không còn tồn tại, bạn có thể điều hướng người dùng đến một trang nội dung tương tự.
  • Chuyển hướng về trang chủ: Trong một số trường hợp, bạn có thể chuyển hướng liên kết gãy về trang chủ website bằng cách sử dụng code, plugin hoặc các tính năng có sẵn trong plugin SEO (như Rank Math SEO hay Yoast SEO).

Broken link là một vấn đề phổ biến thường gặp trong website và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả SEO, trải nghiệm người dùng và uy tín trang web. Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra và sửa lỗi broken link để đảm bảo trang web hoạt động tốt, đạt được kết quả cao hơn trong chiến lược SEO nhé.

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648