1900 636 648

Một trong những câu hỏi khiến cho các lập trình viên cảm thấy phiền não nhất đó là Bug là gì? Điều này chắc cũng không còn xa lạ đối với những người học tập, làm việc trong ngành công nghệ thông tin. Vậy Bug là gì mà lại khiến cho các lập trình viên phải đau đầu đến thế. Hãy cùng Mona Media tìm hiểu về Bug trong lập trình phần mềm qua bài viết dưới đây.

Bug là gì?

Bug là hiện tượng phần mềm bị lỗi hoặc lỗi hệ thống ở phần mềm máy tính. Lỗi này xảy ra khiến cho hệ thống hoặc phần mềm hoạt động không được như mong muốn, cho ra kết quả không chính xác. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lập trình viên hoàn toàn không giải thích được các lỗi do Bug. Lý do là vì việc phát hiện Bug và cách khắc phục đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn.

bug là gì

Những loại Bug phổ biến hiện nay

Khi đã là một lập trình viên thì việc làm quen với Bug là điều không thể tránh khỏi. Hiểu theo cách đơn giản thì Bug chính là một lỗi sai trong chương trình, thường được thể hiện dưới dạng code. Sau đây là 5 loại code phổ biến nhất mà các lập trình viên sẽ phải gặp qua.

Bug tí hon

Loại Bug này rất nhỏ, đúng như tên gọi của nó. Bug tí hon còn được gọi là “bọ”. Lập trình viên sẽ thường gặp loại bug này trong quá trình họ viết code và vô tình mắc những lỗi nhỏ về dấu ngoặc đơn, dấu câu, chấm phẩy.

Đối với ngôn ngữ lập trình Python thì bug còn xảy ra khi các bạn thụt sai lề. Những lỗi này thường khó nhìn thấy nên gây khó khăn, tốn thời gian cho họ trong việc tìm bug và fixbug. Mặc dù bug tí hon là loại bug gây khó chịu nhất nhưng lập trình viên có thể phát hiện ra nó bằng cách sử dụng IDE phù hợp.

Bug khủng

Có nhiều nguyên nhân để dẫn tới bug khủng nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn do lỗi chính tả, lỗi tài nguyên và lỗi toán học. Tùy theo vấn đề khác nhau mà chúng ta có các cách fix bug khác nhau.

Đối với lỗi tài nguyên, lập trình viên cần phải tìm ra được bug rồi mới tiến hành fix bug. Lỗi tài nguyên thường xuất phát từ nguyên nhân như sai phạm vi truy cập, sử dụng sai dữ liệu. Cần nhớ rằng, mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ có code riêng, mọi người cần viết nó theo đúng cú pháp.

Bên cạnh đó, người lập trình cũng có thể sử dụng trình biên dịch để phát hiện lỗi sai một cách nhanh chóng, kịp thời. Từ đó cũng theo sát code của phần mềm một cách tỉ mỉ, cẩn thận để không bị gặp lại bug khủng.

bug khủng

Bug không tồn tại

Loại bug này cực kì khó hiểu. Khi thấy mình đã review lại toàn bộ code nhưng vẫn báo lỗi thì sẽ có hai khả năng xảy ra là người lập trình dùng sai code hoặc trình biên dịch bị lỗi. Chắc chắn mọi người đều cảm thấy khó chịu khi bug không tồn tại nhưng vẫn báo lỗi.

Vậy, cách để xử lý bug không tồn tại là gì? Đó chính là thường xuyên cập nhật trình biên dịch. Đối với những trình biên dịch cũ sẽ không được hỗ trợ những tính năng mới và bug không tồn tại sẽ xuất hiện.

Bug bất ngờ

Bug bất ngờ sẽ không xuất hiện ngay từ đầu, nó nằm ngoài dự đoán của các lập trình viên. Có thể bạn thấy code của mình hoàn hảo nhưng nó lại không hoạt động hoàn hảo trong một thời điểm khác. Lỗi này không phải do có người vô tình sửa code của bạn mà do bạn đã biên dịch lại nó.

Lời khuyên dành cho bạn để không gặp lại bug bất ngờ chính là không nên biên dịch lại đoạn code đã hoạt động hoàn hảo, hãy sử dụng ngay nó. Lý do bởi vì có những loại bug bạn chỉ tốn 5 phút để sửa. Nhưng có những loại bạn phải mất tới 5 ngày hoặc cả đời nhưng vẫn không sửa được.

Bug ẩn thân

Bug bất ngờ cũng là loại bug mà các lập trình viên sợ gặp phải nhất. Nó cũng không hề xuất hiện trong quá trình viết code, biên dịch. Bug bất ngờ sẽ chỉ xuất hiện khi chúng ta hoàn thành phần mềm, hệ thống.

Để khắc phục bug bất ngờ, các lập trình viên cần rà soát lại từ đầu, kết hợp thực hiện debug. Loại bug này thường là lỗ hổng, làm cho các phần mềm bị hack, đem đến những sự cố không mong muốn cho các chương trình, phần mềm.

Nguyên nhân gây ra Bug trong quá trình phát triển phần mềm

1. Bug xuất hiện do yếu tố con người

bug xuất hiện do lỗi lập trình

Con người góp phần lớn trong việc tạo ra sản phẩm, đã là con người thì không thế hoàn hảo 100%. Con người cũng không thể khẳng định chắc chắn rằng những phần mềm mình tạo ra sẽ không mắc bất cứ sai sót nào. Chúng ta cũng chưa tìm ra được công cụ hay trí tuệ nhân tạo nào tạo ra được sản phẩm phần mềm tốt hơn con người. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới việc xuất hiện bug.

2. Không đạt hiệu quả trong quá trình trao đổi thông tin

Một lý do khác cũng thường hay gặp chính là quá trình trao đổi thông tin không đạt hiệu quả: thiếu giao tiếp, hiểu sai…Trong trường hợp yêu cầu được đưa ra một cách mơ hồ, người lập trình sẽ thực hiện theo cách của mình vì không hiểu rõ yêu cầu, từ đó dẫn tới bug. Một trường hợp khác cũng xảy ra là người lập trình cố gắng sửa đoạn code của người khác và hai bên không trao đổi với nhau.

3. Thời gian phát triển phần mềm không thực tế

Hầu hết các sản phẩm thường được phát triển với lịch trình gấp gáp, dồn dực, nguồn nhân lực bị hạn chế. Do đó, để đáp ứng kịp thời hạn phát hành, đôi khi sẽ không có nhiều thời gian để thiết kế, viết code, kiểm tra một cách kỹ lưỡng. Một sự thay đổi nhỏ vào phút chót cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi code và khả năng cao gây ra bug.

4. Do sử dụng code không “sạch”

không sử dụng clean code

Bug xuất hiện cũng do code của bạn yếu, kém. Điều này được thể hiện qua việc chúng ta quên xử lý hoặc giải quyết các lỗi không triệt để. Ngoài ra, nó còn do các lập trình viên phải làm việc cùng các compliers, debuggers, tool…kém hiệu quả.

5. Thiếu tính logic trong quá trình thiết kế

Đôi lúc, lập trình viên sẽ gặp phải những phần mềm nghiên cứu phức tạp, cần nhiều thời gian để nghiên cứu, phát triển để cho ra sản phẩm tối ưu nhất. Việc thiếu kiên nhẫn, chỉ muốn hoàn thành nó càng sớm càng tốt sẽ dẫn tới nhiều sai sót.

Khi áp dụng sai công nghệ trong quá trình thiết kế phần mềm, lựa chọn giải pháp dễ nhất để giải quyết vấn đề, chưa có những hiểu biết đúng đắn về tính khả thi của kỹ thuật đều có thể gây ra bug. Những trường hợp này diễn ra phần lớn là do các Dev không có đủ thời gian để nghĩ đến những phương án hiệu quả hơn.

Fix Bug là gì? Những lợi ích mà nó đem lại

Fix Bug là việc chúng ta sửa lỗi, giải quyết những vấn đề mà mình gặp phải trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Quá trình này sẽ được triển khai ngay sau khi debug (tìm kiếm lỗi)  để duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một người lập trình viên giỏi chính là người có kỹ thuật debug và fix bug tốt, từ đó tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng, có giá trị sử dụng. Theo thống kê, thời gian các lập trình viên dành ra để viết code ít hơn thời gian fixbug. Chính vì vậy nên chúng ta có thể khẳng định fixbug là công đoạn quan trọng, nó cần tới sự tỉ mỉ.

fix bug

Những lợi ích mà Fixbug đem lại có thể kể đến như:

  • Fixbug dạy nhiều kiến thức cho người lập trình. Mỗi lỗi bug khác nhau bạn sẽ rút ra bài học kinh nghiệm khác nhau. Khi fixbug, bạn vừa được ôn lại kiến thức cũ lại vừa có cơ hội thực hành sau khi đọc phần lý thuyết khô khan.
  • Nó giúp cho code của người lập trình dễ dàng debug hơn. Khi bạn bỏ ra công sức để tìm kiếm, tiến hành fix bug kéo theo việc viết code cũng dễ debug hơn rất nhiều.
  • Fixbug đem tới niềm vui cho cả người lập trình lẫn khách hàng. Fixbug thành công, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng, đánh giá cao về năng lực của bạn. Tương tự vậy, bạn cũng sẽ hài lòng với các sản phẩm, phần mềm mà mình tạo ra.

Bug là một trong những khái niệm phổ biến nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hy vọng thông qua nội dung mà Mona chia sẻ bên trên bạn đã hiểu được khái niệm Bug là gì và cách fix bug trong lập trình hiệu quả.

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648