1900 636 648

Cấu trúc Silo là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới hiệu quả SEO và lượng truy cập tới website. Được biết đến với hiệu quả củng cố nội dung cho toàn bộ trang web, cấu trúc website này là một kiến thức mà bất cứ SEOer nào cũng nên tìm hiểu và tận dụng. Vậy cụ thể cấu trúc Silo là gì? Các bước tạo cấu trúc Silo chuẩn SEO sẽ ra sao? Hãy cùng MONA tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới.

Cấu trúc Silo là gì?

Cấu trúc silo là gì

Cấu trúc Silo là một cấu trúc website, dùng để tổ chức nội dung theo các nhóm chủ đề liên quan, nhằm cải thiện SEO và tăng trải nghiệm người dùng. Việc xây dựng cấu trúc Silo chặt chẽ sẽ giúp phân hoạch nội dung trên website của bạn thành những phần có cấu trúc rõ ràng, mang tính chuyên sâu và gọn gàng hơn.

Thông thường, cấu trúc Silo chia nội dung của trang web thành các cụm chủ đề chính (silo) và mỗi cụm silo sẽ chứa các trang con liên quan đến chủ đề đó. Hệ thống nhóm này sẽ giúp nội dung của toàn bộ website được phân cấp rõ ràng và giúp tăng cường mối liên hệ giữa các nội dung có chung chủ đề.

Nói nôm na, cấu trúc website này là cách sắp xếp nội dung trang web thành các nhóm chủ đề liên quan và tạo ra hệ thống internal links mạnh mẽ để dễ dàng quản lý và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Vai trò của cấu trúc Silo với SEO Website

Cấu trúc phẳng và cấu trúc Silo là 2 loại mô hình xây dựng nội dung, cấu trúc website được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, người làm SEO vẫn ưu ái cho cấu trúc Silo nhiều hơn bởi:

Giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục hiệu quả hơn

Xây dựng cấu trúc website hiệu quả giúp google index nhanh hơn

Khi website được tổ chức theo cấu trúc website có nội dung được hệ thống theo chủ đề, con bot của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… sẽ dễ dàng “dò tìm” và thu thập thông tin từ website nhanh chóng và chính xác hơn. Nhờ vậy, quá trình lập chỉ mục cũng sẽ được nhanh chóng và giúp website xuất hiện trên kết quả tìm kiếm sớm hơn.

Tuy nhiên, cấu trúc Silo chỉ thật sự hiệu quả khi bạn xác định đúng chủ đề cho website, xây dựng hệ thống liên kết nội bộ hợp lý giữa các trang trong silo, cũng như biết cách sử dụng các thẻ meta và tiêu đề trang phù hợp.

-> Xem thêm: Hướng dẫn cách giúp website lập chỉ mục nhanh hơn

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Cấu trúc Silo giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin họ cần trên website. Các bài viết liên quan được nhóm lại với nhau, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tìm kiếm thông tin. Nhờ vậy, người dùng sẽ dành nhiều thời gian hơn cho website, tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm tỷ lệ thoát trang.

MONA lấy ví dụ, bạn tạo một website bán hàng với mục đích chính là bán quần áo. Khi đó, cấu trúc Silo sẽ có mô hình như sau:

Website bán hàng – Chủ đề chính: quần áo

Silo con 1: Áo thun

  • Trang con: Áo thun nam, áo thun nữ, áo thun trẻ em.

Silo con 2: Quần

  • Trang con: Quần tây, quần jean, quần short.

Silo con 3: Set áo và quần

  • Trang con: Set áo và quần cho nữ, Set áo và quần cho nam, Set áo và quần cho trẻ em.

Với cấu trúc website như vậy, người dùng có thể dễ dàng tìm thấy loại quần áo họ đang tìm kiếm bằng cách truy cập vào silo con phù hợp. Qua đó giúp tiết kiệm thời gian và cải thiện trải nghiệm mua sắm tổng thể.

Hỗ trợ tăng cường các liên kết nội bộ (Internal link) trong website

Cấu trúc silo giúp tăng cường internal links trong website

Làm SEO thì chắc bạn đã biết, Internal link là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của việc SEO.

Nhờ vào việc xây dựng cấu trúc website hoàn hảo, bạn sẽ nhận được những lợi ích từ Internal Link mang lại như:

  • Internal Link sẽ giúp các nội dung trong website dễ dàng được index hơn, tạo ra những cụm chủ đề liên quan giúp tăng sức mạnh và đẩy thứ hạng website lên vị trí cao hơn.
  • Internal Link giúp người dùng dễ dàng truy xuất nội dung, bài viết liên quan với chủ đề đang tìm kiếm, từ đó tăng thời gian người dùng ở lại website của bạn.
  • Internal Link giúp điều hướng người dùng đến đúng trang đích, từ đó góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả hơn.

-> Có thể bạn muốn tham khảo thêm: 

Phân loại cấu trúc website

2 loại cấu trúc silo phổ biến

Cấu trúc website thường được phân chia thành 2 loại chính là cấu trúc Silo vật lýcấu trúc Silo ảo. Mỗi cấu trúc sẽ đóng vai trò và nhiệm vụ khác nhau để phù hợp với nhu cầu của người làm SEO. Cụ thể, nhiệm vụ chính của hai cấu trúc này là:

Cấu trúc Silo vật lý (Physical Silo)

Cấu trúc Silo vật lý (hay còn gọi là Physical Silo) là một phương pháp tổ chức nội dung website bằng cách sử dụng cấu trúc thư mục URL để tạo liên kết nội bộ giữa các trang trong cùng một Silo. Dạng cấu trúc này sẽ phân loại nội dung theo định dạng “Domain/silopage/sub-silopage“. Trong đó:

  • Domain là tên miền
  • Silo Page là trang thư mục
  • Sub-silopage là trang thư mục phụ

Ví dụ chi tiết:

  • mona.media/digital-marketing/facebook-ads
  • mona.media/hosting/kien-thuc-hosting

Cấu trúc Silo ảo (Virtuals Silo)

Virtuals Silo thường sử dụng cấu trúc Internal Link bằng cách phân nhóm những trang có liên quan và tách các trang không liên quan ra với nhau. Thông thường, các Internal Link này sẽ thể hiện được mối liên quan với cấu trúc tổng thể của toàn bộ website. Internal Link càng chính xác thì trang đính càng mạnh và đây cũng là một trong những cách hiệu quả mà người làm SEO thường áp dụng để tăng thứ hạng của website trên SERPs.

Hướng dẫn các bước tạo cấu trúc silo chuẩn SEO

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hay một người SEO,…đang tìm cách để nâng cao thứ hạng bằng cách tạo cấu trúc Silo cho Website nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì đừng lo, MONA sẽ chia sẻ cho bạn đầy đủ các bước tạo tiêu chuẩn dưới đây:

Bước 1: Xác định chủ đề của website

Xác định chủ để website là bước quan trọng khi làm mô hình silo

Bước đầu cũng như là bước quan trọng nhất, bạn cần phải xác định chủ đề chính mà website của bạn muốn hướng đến, từ đó triển khai những từ khoá mở rộng cũng như định hướng phát triển của website.

Bạn cũng cần lưu ý nên lựa chọn tên miền phù hợp, ngắn gọn, dễ nhớ, liên quan đến chủ đề website để thuận tiện hơn cho việc triển khai SEO sau này. Bên cạnh đó, hãy kết hợp nghiên cứu website của các đối thủ để học hỏi điểm mạnh và điểm yếu, từ đó xây dựng chiến lược SEO Website hiệu quả.

Bước 2: Tiến hành xây dựng cấu trúc Silo

Cấu trúc Silo giúp Google và các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập và đánh giá thông tin trên website của bạn dựa trên nội dung và hệ thống backlink. Nhờ vậy, website sẽ có thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm, thu hút nhiều truy cập hơn.

Theo đó, bạn có thể xây dựng cấu trúc website này bằng cách lên kế hoạch nội dung cho các bài viết, bài đăng dựa trên chủ đề đã xác định ở bước 1. Sau đó, lựa chọn cấu trúc Silo hoặc kết hợp cả 2 cấu trúc phổ biến để nhanh chóng đạt được hiệu quả mong muốn.

Bước 3: Sử dụng các link để tăng tính chuyên môn cho nội dung web

Sử dụng các link để tăng tính chuyên môn cho website khi xây dựng cấu trúc silo

Sau khi bạn đã xây dựng cấu trúc Silo hoàn chỉnh, bạn hãy sử dụng các liên kết nội bộ (Internal Link) để tăng sức mạnh cho website bằng cách sử dụng các anchor text chứa từ khoá chính mà bạn muốn SEO, để dẫn liên kết đến trang đích có liên quan đến nội dung bài viết.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các liên kết ngoài (Outbound Link) để tăng độ tin cậy của website bằng cách trỏ liên kết đến những trang web uy tín có liên quan đến nội dung đang nói. Ví dụ: khi viết về chủ đề thiết kế web, bạn có thể liên kết đến các trang web của những công ty thiết kế web uy tín.

Và cuối cùng, bạn cũng có thể sử dụng liên kết từ bên ngoài (Inbound Link) để nhận backlink từ các website uy tín nhằm tăng thứ hạng và độ tin cậy của website.

Bước 4: Triển khai các nội dung liên quan đến cấu trúc Silo

Bước tiếp theo, bạn cần triển khai những nội dung liên quan đến cấu trúc website của mình, để thu hút người đọc và tối ưu hoá SEO. Lưu ý, các thuật toán Google ngày càng được nâng cao để mang đến giá trị cho người đọc, vì vậy dù cho cấu trúc website của bạn có tốt đến đâu nhưng bài viết không hay, không thuyết phục người đọc ở lại lâu thì mọi thứ đều vô nghĩa.

Để bài viết hay hơn bạn có thể tham khảo các website của đối thủ cạnh tranh, lên kế hoạch nội dung, lựa chọn các silo con phù hợp, lập bảng kế hoạch cho từng chủ đề con và tạo nội dung thật hay từ những kế hoạch đó.

Thông thường để bài viết thu hút người dùng bạn cần tạo ra từ khoá mục tiêu thu hút, tiêu đề hấp dẫn, nội dung chất lượng, cung cấp đầy đủ thông tin, hình ảnh phù hợp với chủ đề đang nói và đặc biệt là phải có CTA thật hấp dẫn.

Bước 5: Phát triển cấu trúc Silo

Thực hiện các công việc phát triển cấu trúc website

Cuối cùng là phát triển cấu trúc Silo. Theo đó, bạn cần đảm bảo cấu trúc website đáp ứng được các tiêu chí như:

  • Cấu trúc website phải tập trung vào việc xây dựng nội dung đầy đủ, chất lượng cho từng Silo Page trước khi chuyển sang Silo Page khác.
  • Thường xuyên cập nhật nội dung để website luôn có được nội dung mới mang lại giá trị cho người đọc, giúp họ ở lại website lâu hơn làm tăng Time on Site từ đó góp phần làm tăng thứ hạng nội dung trên SERPs.
  • Mở rộng cấu trúc Silo và thường xuyên cập nhật các xu hướng SEO mới để điều chỉnh chiến lược xây dựng cấu trúc cho website của bạn.

Trên đây là những chia sẻ của MONA về cấu trúc Silo là gì? Cũng như vai trò, phân loại và những bước tạo cấu trúc Silo chuẩn SEO. Hy vọng, bài viết sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích trong việc triển khai SEO cho chính doanh nghiệp của mình cũng như đạt được những thứ hạng cao trên top search Google.

Ngoài ra, nếu bạn đang cần triển khai dịch vụ SEO tổng thể hay những dịch vụ khác về Digital Marketing, thiết kế website, giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp và Hosting thì hãy liên hệ ngay với MONA qua Hotline 1900 636 648 để được các chuyên gia của MONA tư vấn chi tiết cho bạn.

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648