1900 636 648

Khi bạn thiết kế web, chắc hẳn yếu tố bảo mật website luôn luôn được ưu tiên hàng đầu. Để nói về bảo mật website – không chỉ có một cách bảo mật duy nhất, tuy nhiên phương pháp bảo mật phổ biến nhất và được ưa dùng nhiều nhất đó là chứng chỉ SSL. Đây được coi là “giấy chứng nhận” về sự uy tín cho website đang được cả cộng đồng website thế giới tin dùng. Vậy SSL là gì? Chứng chỉ SSL có quan trọng khi thiết kế website hay không?

1. SSL là gì? Đặc điểm nhận website đã có chứng chỉ SSL

Secure Sockets Layer – được viết tắt là SSL – đây là một chứng chỉ công nghệ đảm bảo về độ an toàn của một liên kết. Liên kết này được SSL mã hóa để không có bất kỳ một cuộc tấn công xấu nào có thể phá vỡ và bị đánh cắp thông tin trong đó. Khi website được cài đặt chứng chỉ SSL tức là tất cả các dữ liệu trao đổi giữa máy chủ và trình duyệt web được mã hóa, đảm bảo tất cả các liên kết truyền thông tin đều an toàn.

ssl là gì

Cách website có SSL thường có địa chỉ là HTTPS

SSL được coi là chứng chỉ uy tín toàn cầu, được bên thứ ba là CA (đơn vị cấp chứng chỉ) cam kết xác định danh tính chủ thể đăng ký trước khi cấp chứng chỉ. Mỗi website chỉ có một chứng chỉ SSL duy nhất và không trùng lặp. Chính vì vậy, SSL thực hiện bảo mật an ninh cho hàng triệu website cùng đang hoạt động trên môi trường Internet nhiều rủi ro.

Đối với website được có chứng chỉ SSL sẽ giúp cho người truy cập có thể xác định được độ tin cậy, uy tín của trang web đó. Người dùng sẽ an tâm lướt web mà không lo thông tin cá nhân hay cử chỉ người dùng bị Google sao chép.
Do SSL là một chứng chỉ, chúng không được hiển thị trên giao diện website để chứng minh mức độ an toàn cho người truy cập web. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, chứng chỉ SSL được mã hóa công khai. Vì thế, người dùng có thể phân biệt bằng địa chỉ IP của website như sau:

  • Nếu địa chỉ truy cập có dạng: https:// tức là trang web đó đã được bảo mật, ít nhất là bắng chứng chỉ SSL.
  • Còn địa chỉ truy cập có dạng: http:// thì trang web đó chưa có sự đảm bảo an toàn.

2. SSL hoạt động ra sao

Cách SSL hoạt động

Cách SSL hoạt động trên internet

Về cơ bản, SSL hoạt động dựa trên 4 bước. Khi người dùng truy cập trang web, mọi thông tin cá nhân (đặc biệt là tài khoản ngân hàng) và thao tác của người dùng sẽ được gửi về máy chủ chứa web đó để xử lý và hồi đáp cho người dùng.

Trong quá trình truyền dữ liệu này, SSL sẽ mã hóa liên kết và gửi chúng về máy chủ lưu trữ web, đảm bảo không một hacker xâm nhập. Khi này, 4 bước hoạt động của SSL bắt đầu như sau:

  • Bước 1: Trình duyệt yêu cầu website xác thực danh tính trước khi gửi cho máy chủ
  • Bước 2: Website sẽ gửi đến trình duyệt mã chứng chỉ SSL (do mỗi website chỉ có 1 mã chứng chỉ SSL)
  • Bước 3: Trình duyệt xác nhận chứng chỉ. Nếu chính xác, trình duyệt cho phép các thao tác mã hóa dữ liệu để truyền liên kết của SSL được thực hiện.
  • Bước 4: Ngay sau đó các liên kết này sẽ được gửi về máy chủ để trung tâm xử lý. Trong suốt quá trình người dùng truy cập chỉ dùng một “bộ khóa” duy nhất. “Bộ khóa” này sẽ được thay đổi khi trong lần truy cập kế tiếp.

3.  Thiết kế website không cần chứng chỉ SSL có được không?

Đây là một câu hỏi này tưởng như thừa bởi việc bảo mật phải luôn được ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng, chúng lại vô cùng hợp lý vì chúng ta vẫn có thể thấy những website không cài đặt chứng chỉ SSL tồn tại và hoạt động bình thường. Tiêu biểu như các trang web có thanh địa chỉ truy cập xuất hiện cụm từ “Not Secured”. Để trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy đọc tiếp phần dưới đây nhé!

3.1 Thiếu chứng chỉ SSL – Thiếu rào chắn bảo vệ dữ liệu

thiếu an toàn dữ liệu

Website không có SSL sẽ thiếu rào chắn bảo vệ an toàn dữ liệu

Mục đích chính của chứng chỉ SSL là bảo mật. Vì vậy, việc thiếu chứng chỉ SSL sẽ khiến cho rào chắn bảo vệ dữ liệu trang web thiếu an toàn.

Bạn đang có suy nghĩ rằng website của bạn được mua ở địa chỉ uy tín nên sẽ chẳng có lỗ hổng nào để hacker có thể tấn công. Điều này có thể đúng nếu như bạn chỉ đơn thuần sử dụng website như một blog, không thêm bất kỳ tiện ích nào kể từ khi nhận bàn giao trang web từ bên thiết kế.

Tuy nhiên, khi bạn đăng ký các dịch vụ website, sử dụng các trình quảng cáo từ Google … thì ở đây luôn có những lỗ hổng bảo mật mà bạn không thể kiểm soát. Thực tế cho thấy, đa số những cuộc xâm nhập trái phép từ hacker đều bắt nguồn từ đây.

3.2 Thiếu sự bảo vệ – doanh nghiệp mất uy tín với người truy cập

Nếu bạn cho rằng website của bạn chẳng có gì quan trọng để hacker có thể nhòm ngó. Như vậy thì có lẽ bạn đã nhầm.

Có thể, website của bạn chỉ là trang web giới thiệu công ty không có mục đích thương mại. Tuy nhiên, mọi thao tác/cử chỉ của khách hàng trên website lại là những thông tin vô cùng quý giá, giúp đối thủ có thể phân tích hành vi khách hàng chính xác nhất. Từ đó đưa ra các chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Đặc biệt là đối với các website có lượng traffic khủng, trang web của các thương hiệu lớn. Chưa kể, các trang web kinh doanh hoặc các trang web giao dịch của ngân hàng thì việc bị tấn công xấu sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Do đó, cài đặt chứng chỉ SSL bảo mật an ninh tức là đang bảo vệ chính website và khách hàng của bạn.

3.3 Thiếu bảo mật an toàn – khách hàng đánh giá thấp sự chuyên nghiệp

Sự chuyên nghiệp của một trang web được khách hàng đánh giá từ khi bắt đầu truy cập vào website. Khoan nói đến thiết kế giao diện, tiện ích trang web. Khách hàng ngày nay đã trở nên khó tính và khắt khe hơn với việc các doanh nghiệp sử dụng thông tin của họ. Họ cũng vô cùng thông minh khi phân biệt được một website được bảo mật an toàn và một trang web thiếu sự bảo vệ chuyên nghiệp.

Chính vì vậy, người truy cập sẽ rất thất vọng và rời đi ngay lập tức nếu phát hiện ra trang web không có sự bảo vệ nhất định. Và sẽ chẳng có lý do gì ngăn cản được họ đánh giá doanh nghiệp này có phong cách hoạt động thiếu chuyên nghiệp.

3.4 Thiếu chứng chỉ SSL – Nhiều tiện ích không thể sử dụng trên website

Nhiều tiện ích không thể sử dụng

Không có SSL, một số tiện ích có thể sẽ không hoạt động trên website của bạn.

Phải công nhận rằng, khi website có càng nhiều tiện tích thì càng giúp cho khách hàng có trải nghiệm tốt hơn. Đôi khi, một số tiện ích này lại bị giới hạn bởi các quy định bảo mật. Cụ thể, chẳng hạn như bạn đang sở hữu một trang web bán hàng với mục đích thương mại, bạn muốn khách hàng có thể thanh toán online nhanh chóng hơn bằng tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, việc mã hóa thông tin tài khoản này thì mức độ bảo mật của website không thể thực hiện được. Lý do là bởi chúng cần đến ít nhất 128bit để mã hóa, trong khi khả năng mã hóa dung lượng lớn như vậy chỉ có thể thông qua cổng SSL. Đây là một thiệt thòi lớn nếu như trang web của doanh nghiệp không được cài đặt chứng chỉ SSL.

3.5 Thiếu chứng chỉ SSL – Google “ngó lơ” website của doanh nghiệp

Việc lên “top” trong trang tìm kiếm Google là một điều đáng mừng mà không phải ai cũng làm được. Tuy nhiên, Google sẵn sàng “ngó lơ” website của bạn nếu như trang web chưa được cài đặt bảo mật. Mấy năm trở lại đây, khi thuật toán của Google được thay đổi và khắt khe hơn, thuật toán PageRank đã đưa chứng chỉ SSL vào trong một những yếu tố hàng đầu để lập chỉ mục website và xếp hạng trên công cụ tìm kiếm của họ..

Điều này có nghĩa là, nếu có 2 trang website giống nhau thì trang web đã được cài đặt chứng chỉ SSL sẽ được đánh giá cao hơn. Mặc dù yếu tố này không phải là quan trọng nhất để đánh giá bởi nội dung website mới là thứ nên quan tâm. Thế nhưng, công sức xây dựng nội dung để lên “top” sẽ trở thành công cốc nếu như đối thủ của bạn chỉ cần củng cố bảo mật là có thể vượt mặt doanh nghiệp của bạn trên Internet.

4. Chứng chỉ SSl có thực sự quan trọng khi thiết kế website?

Như đã nói trên, việc đảm bảo an toàn cho dữ liệu trang web là rất quan trọng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phương thức bảo mật liên kết khác nhau, tuy nhiên, việc bạn lựa chọn chứng chỉ SSL làm rào chắn bảo vệ sẽ đem lại những lợi ích sau đây.

Chứng chỉ SSL rất quan trọng cho website

Chứng chỉ SSL rất quan trọng cho website, hãy cài nếu như có thể.

4.1 Bảo toàn dữ liệu tối đa

Khi truyền dữ liệu qua liên kết được SSL mã hóa, không có bất kỳ ai có thể dịch ngược lại mã này để đọc các thông tin. Chính vì vậy, các thông tin này gồm thông tin cá nhân người dùng và dữ liệu trong website được bảo vệ tối đa.

Tuy nhiên, không hẳn loại chứng chỉ SSL nào cũng có thể bảo mật toàn bộ dữ liệu. Chẳng hạn, SSL thường chỉ được sử dụng bởi các doanh nghiệp ít liên quan đến thông tin tuyệt mật. Bởi điểm yếu của SSL thường đó là thiếu tính xác thực chủ thể đăng ký, có nguy cơ giả mạo. Do vậy, những doanh nghiệp, tổ chức lớn như ngân hàng, các trang thương mại điện tử, tổ chức phi Chính phủ sẽ không sử dụng SSL thường. Khi này, họ sẽ sử dụng chứng chỉ SSL cao cấp, với khả năng xác thực chính xác bằng nhiều hình thức khác nhau.

4.2 Hạn chế Hacker tấn công

Mặc dù SSL không đủ khả năng cam kết thương hiệu hay kiểm chứng sản phẩm, chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp của bạn. Thế nhưng, về việc hạn chế hacker tấn công thì SSL làm tốt hơn bất kỳ chương trình bảo mật dữ liệu nào khác.

Từ đây, hệ thống có thể tạo một lớp rào chắn tin tặc, bảo mật cho các giao dịch, dịch vụ FPT, truy cập control panel. Ngoài ra, các ứng dụng đám mây và ứng dụng ảo như Citrix Delivery Platform cũng được đảm bảo tuyệt đối.

Không chỉ bảo vệ các liên kết kết nối, SSL còn có khả năng bảo vệ dịch vụ truyền dữ liệu nội bộ hay chia sẻ file, extranet… diễn ra suôn sẻ. Hơn nữa, bảo mật webmail hay các ứng dụng như Outlook Web Access, Exchange, và Office Communication Server cũng đều nằm trong tầm kiểm soát của SSL.

4.3 Tăng khả năng SEO cho website

SSL hỗ trợ SEO

SSL sẽ tăng khả năng bạn SEO lên top dễ dàng hơn

Như đã nói trên, Google luôn ưu ái website có tính xác thực cao hơn. Trên thực tế, vào tháng 8/2014 Google đã đưa ra thông báo chính thức rằng họ sẽ thêm chứng chỉ SSL vào danh mục những yếu tố đánh giá một website chuẩn SEO.

Thông báo này đã được áp dụng ngay sau đó. Nếu bạn để ý, bạn có thể thấy các trang web đứng “top” đều đã được cài đặt chứng chỉ bảo mật, chuyển địa chỉ tên miền từ http sang https.

Với nỗ lực mang đến trải nghiệm Internet an toàn cho người dùng, Google ngày càng thắt chựt và đưa ra nhiều khuyến cáo cài đặt gửi đến các website. Thậm chí, đối với những website chưa được bảo vệ bởi bất cứ bảo mật nào, Google sẽ gửi thông báo “Not secure” cho người dùng trước khi tải trang. Mặc dù yếu tố này không quyết định hoàn toàn đến khả năng SEO, nhưng công sức bỏ ra để xây dựng một trang web chuẩn SEO lại không được công nhận chỉ vì không “tự bảo vệ” chính mình thì thật là uổng phí.

4.4 Khả năng chứng thực cho website

Việc chứng thực quyền sở hữu website không chỉ khiến trang web có thêm độ uy tín mà còn giúp cho thủ tục lấy lại website dễ dàng hơn nếu chẳng may bị hacker tấn công.

Khi website không được chứng thực trước khi gửi kết nối tới máy chủ sẽ khiến cho quyền riêng tư của trang web bị giới hạn. Đây là nguyên nhân khiến cho một số thông tin của người dùng bị phát tán khi họ truy cập trang web bằng Wi-fi công cộng.

Đừng quá tin tưởng vào sự bảo mật của máy chủ khi liên kết không được mã hóa, vì máy chủ không có khả năng chọn lọc quyền sở hữu. Bất kỳ server nào cũng có thể giả danh là server của bạn để gửi quyền truy cập tới máy chủ để đánh cắp thông tin. Do đó, khi cài đặt chứng chỉ SSL, giao thức SSL/TLS giúp bạn xác thực danh tính chủ sở hữu sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro trên.

4.5 Cho phép website tích hợp các hình thức thanh toán

Như đã nói trên, nếu không có chứng chỉ SSL sẽ có nhiều tính năng không thể tích hợp trong trang web. Một trong những tính năng website không cho phép doanh nghiệp thêm đó là các hình thức thanh toán khi không có sự bảo hộ của SSL. Để chấp nhận thông tin thẻ tín dụng, website sẽ phải vượt qua một cuộc kiểm tra Payment Card Industry, PCI để xác định mức độ tuân thủ tiêu chuẩn thanh toán bằng thẻ.

Việc mã hóa thông tin thẻ ngân hàng gửi tới máy chủ để xử lý cần nhiều dung lượng hơn so  với thông tin bình thường. Ngoài ra, còn rất nhiều các tính năng khác cũng cần đến sự hỗ trợ từ SSL.

4.6 Chi phí thấp – tốc độ tải trang không bị ảnh hưởng

chi phí ssl

Chi phí SSL không cao và cũng không ảnh hưởng tốc độ website

Phải nỏi rằng, chi phí mà các doanh nghiệp bỏ ra để cài đặt chứng chỉ SSL cho website là vô cùng thấp so với lợi ích chúng mang lại. Chi phí này chỉ dao động từ 300.000 – 2.000.000 đồng/năm. Thậm chí, có những website có thể cài đặt được SSL phiên bản miễn phí. Tuy rằng lợi ích giữa miễn phí và trả phí là khác nhau thế nhưng với một site vệ tinh không quá quan trọng thì việc sử dụng SSL miễn phí cũng mang lại hiệu quả nhất định.

Bên cạnh đó, có nhiều lời đồn cho rằng cài đặt SSL làm trình tải web của bạn bị chậm đi. Lời đồn này cũng có lý vì SSl phải mất thời gian mã hóa và dịch dữ liệu khi được truyền đi làm ảnh hưởng đến tốc độ phản hồi của websie. Điều này cũng có thể đúng. Nhưng đúng với các phiên bản của bộ máy tìm kiếm trước đây. Bởi hiện tại, mỗi giây bộ máy tìm kiếm thông minh của Google thực hiện điều hành được 40.000 truy vấn tìm kiếm trên giao thức HTTPS.

Trên thực tế, chứng chỉ SSL hoạt động trên website chỉ chiếm hơn 1% tải CPU, chưa đến 2% chi phí mạng và chỉ tiêu tốn ít hơn 10KB của bộ nhớ cho mỗi lần mã hóa liên kết.

5. Phân loại các chứng chỉ SSL

Phân loại SSL

Phân loại SSL

Hiện nay chứng chỉ SSL rất đa dạng. Nếu bạn thường nghe tới những thông tin rằng đơn vị này cung cấp chứng chỉ SSL này tốt hơn của đối thủ. Thực ra là họ đang so sánh khập khiễng giữa các loại chứng chỉ khác nhau. Do đó, để phân loại SSL theo công dụng, chúng ta có thể chia làm 3 loại như sau:

SSL xác thực tên miền: Đây là chứng chỉ đơn giản nhất nhưng cũng là chứng chỉ có mực độ an toàn kém nhất so với SSL còn lại. Loại chứng chỉ này chỉ xác định được tên miền thực. Tức là chúng mã hóa được các thông tin liên quan đến tên miền chứ không xác thực được thông tin của chủ sở hữu website. Chính vì vậy, chúng không thể giúp máy chủ biết được ai là người đang ở đầu bên kia.

SSL xác thực của tổ chức: ở loại SSL này, chúng là phiên bản cao cấp hơn so với SSL xác thực tên miền. Điều khác biệt là chúng có khả năng bổ sung thêm các thông tin của doanh nghiệp khi trình duyệt yêu cầu. Ngoài ra, mức độ bảo mật cũng được nâng cao hơn, giúp cho máy chủ có thể xác định được danh tính doanh nghiệp trước khi quyết định phản hồi tới người dùng. Loại SSL xác thực tổ chức có mức phí đắt hơn. Bên cạnh đó, chúng cũng tốn nhiều thời gian khi mã hóa bởi chúng cần được tổ chức CA xác nhận trước khi gửi cho máy chủ.

SSL EV – chứng chỉ xác thực nhận mở rộng: Chứng chỉ này là loại SSL cao cấp nhất. Nó có thể đáp ứng tất cả những yêu cầu gửi thông như  thông tin tên miền, thông tin doanh nghiệp và các thông tin bảo mật khác mà trình duyệt yêu cầu. Một số trang thương mại điện tử có lượng traffic cao, đặt biệt sử dụng nhiều công thanh toán online thì chỉ có SSL EV mới có thể đáp ứng khả năng bảo mật. Tuy rằng, mã hóa có thể khiến cho bộ máy máy thời gian xử lý hơn nhưng việc này không đáng kể.

Nếu bạn cần mua SSL giá rẻ và an toàn hãy tham khảo chi tiết về bảng giá SSL các loại của Mona Media tại đây.

Như vậy, có thể thấy, việc cài đặt chứng chỉ SSL cho website là một công việc rất cần thiết. Nếu không muốn bị bỏ lại ở cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ thì hãy nhanh chóng chăm chút tới website của mình. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648