1900 636 648

Hầu hết các sự phát triển đều luôn đi kèm với các rủi ro, và đối với ngành Công nghệ thông tin cũng không ngoại lệ. Ngày nay bên cạnh những tiến bộ đến từ sự phát triển của AI, công nghệ Điện toán đám mây, hay Big Data,… Người dùng Internet cũng không thể tránh khỏi những cuộc tấn công mạng thường xuất hiện thường xuyên gây hậu quả nặng nề trong khi sử dụng internet. Vậy tấn công mạng (Cyber Attack) là gì? Hãy cùng Mona Media tìm hiểu về tấn công mạng trong bài viết dưới đây nhé!

Cyber Attack là gì?

Cyber Attack được hiểu với cái tên tiếng Việt là tấn công mạng hay tấn công không gian mạng. Cyber Attack là tất cả những hình thức nhằm xâm nhập trái phép vào các hệ thống máy tính, website, hay cơ sở dữ liệu, hạ tầng mạng, và những thiết bị của một cá nhân hoặc tổ chức thông qua mạng internet với các mục đích bất hợp pháp khác nhau.

cyber attack là gì

Khi máy tính bị tấn công mạng có thể gặp nhiều vấn đề bất tiện. Nó có thể bị vi phạm dữ liệu như bị đánh cắp, thay đổi, mã hóa, hoặc thậm chí là phá hủy dữ liệu. Bên cạnh đó, nó còn nhắm vào sự toàn vẹn của hệ thống như gây gián đoạn hay cản trở về dịch vụ. Hoặc nó có thể lợi dụng tài nguyên của nạn nhân để hiển thị các quảng cáo hay mã độc đào tiền ảo.

Một điều cần phải lưu ý chính là tấn công mạng khác với pentest. Pentest được dùng với mục đích kiểm thử xâm nhập. Mặc dù là cả 2 đều dùng khi xâm nhập vào hệ thống, tuy nhiên tấn công mạng chính là hình thức xâm nhập trái phép nó gây hại cho người sử dụng. Còn đối với pentest đây là hình thức xâm nhập với mục đích chính là tìm ra những điểm yếu của bảo mật trong hệ thống để mà thực hiện khắc phục.

Đối tượng bị Cyber Attack

Nhắc đến những đối tượng bị tấn công mạng thì rất đa dạng. Tấn công mạng có thể nhắm đến các cá nhân, doanh nghiệp hoặc là những tổ chức chính phủ và phi chính phủ, hay thậm chí là cơ quan nhà nước và có thể tác động đến cả một quốc gia. Tuy nhiên, đối tượng chính mà tấn công mạng thường hướng đến chính là các doanh nghiệp, và mục đích chính là muốn tấn công vì lợi nhuận.

Mục đích của Cyber Attack

Bên cạnh các mục đích phổ biến như là dùng để trục lợi hay là phát hiển thị quảng cáo để kiếm tiền. Hay thậm chí là dùng hình thức này để tống tiền doanh nghiệp. Thì nó còn tồn tại các mục đích khá phức tạp và nguy hiểm khác như: tấn công do cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau, tấn công bạo động vào nền kinh tế hoặc an ninh của cả một quốc gia, hay tấn công đánh sập một tổ chức tôn giáo,…

Hơn thế nữa, một số hacker tấn công mạng chỉ với mục đích là để mua vui, hay muốn thử sức, tò mò, hay khám phá những vấn đề về an ninh mạng.

Các hình thức Cyber Attack phổ biến

Tấn công bằng phần mềm độc hại (Malware attack)

Malware attack

Tấn công bằng phần mềm độc hại, hay còn biết đến là tấn công malware. Đây chính là hình thức tấn công phổ biến nhất. Malware gồm có spyware – phần mềm gián điệp; ransomware – mã độc tống tiền; virus và worm – một phần mềm độc hại lây lan nhanh. Ở hình thức này, tin tặc sẽ thực hiện tấn công thông qua những lỗ hổng bảo mật, hoặc là nó dụ dỗ người dùng click vào một đường link hay email nhằm để phần mềm độc hại sẽ tự động cài đặt vào máy tính của bạn. Sau khi cài đặt thành công, malware sẽ:

  • Ngăn cản người sử dụng truy cập vào file hoặc folder quan trọng (ransomware)
  • Tự cài đặt thêm các phần mềm độc hại khác
  • Lén lút vào để theo dõi người dùng và đánh cắp dữ liệu (spyware)
  • Làm hư phần mềm, phần cứng, hoặc làm gián đoạn hệ thống.

Tấn công giả mạo (Phishing attack)

Phishing attack là hình thức tấn công giả mạo thành đơn vị hay cá nhân uy tín nhằm chiếm lòng tin của người dùng, thông thường sẽ là qua email. Mục đích của Phishing attack là đánh cắp những dữ liệu nhạy cảm bao gồm như: thông tin thẻ tín dụng, password, và thậm chí là lừa người dùng cài đặt malware vào các thiết bị. Và khi đó, phishing sẽ đóng vai trò như là một công đoạn của cuộc tấn công malware.

Tấn công trung gian (Man-in-the-middle attack)

Tấn công trung gian hay biết đến với tên tiếng anh là Man-in-the-middle attack (MitM), hay còn biết đến với cái tên là tấn công nghe lén. Nó xảy ra khi hacker xâm nhập vào giao dịch hay sự giao tiếp giữa 2 đối tượng với nhau. Khi đã chen được vào giữa thành công, thì chúng có thể đánh cắp dữ liệu từ giao dịch đó.

Loại hình tấn công này xảy ra khi:

  • Nạn nhân vô tình truy cập vào mạng Wifi công cộng không được an toàn, kẻ tấn công sẽ có thể “chen vào giữa” thiết bị truy cập và mạng Wifi đó. Điều này dẫn đến, những thông tin của nạn nhân gửi đi sẽ rơi vào tay attacker.
  • Khi phần mềm độc hại được cài đặt thành công, hacker dễ dàng xem cũng như điều chỉnh dữ liệu của nạn nhân.

Tấn công từ chối dịch vụ (DoS và DDoS)

DoS vs DDoS

DoS – tấn công từ chối dịch vụ, đây là hình thức tấn công mà các tin tặc “đánh sập một cách tạm thời” một hệ thống, máy chủ, hay mạng nội bộ. Để thực hiện điều này, chúng hay tạo ra một lượng traffic hay request khổng lồ ở tại cùng một thời điểm, khiến hệ thống bị quá tải. Nó sẽ làm cho người dùng không thể truy cập được dịch vụ trong một khoảng thời gian cuộc tấn công DoS được diễn ra.

Một hình thức biến thể nữa từ DoS chính là DDoS: tin tặc sẽ sử dụng mạng lưới những máy tính (botnet) nhằm tấn công nạn nhân. Điều nguy hiểm là những máy tính thuộc mạng lưới botnet cũng không hề biết bản thân đang bị lợi dụng làm công cụ tấn công.

Tấn công cơ sở dữ liệu (SQL injection)

Tin tặc sẽ đưa một đoạn code độc hại vào server sử dụng ngôn ngữ truy vấn với cấu trúc (SQL). Mục đích chính là khiến cho máy chủ trả về các thông tin quan trọng mà lẽ ra nó không được tiết lộ. Những cuộc tấn công SQL injection thường xuất phát từ những lỗ hổng của website, đôi khi hacker tấn công chỉ bằng cách chèn một đoạn mã độc vào thanh công cụ tìm kiếm đã có thể tấn công website.

Khai thác lỗ hổng Zero-day (Zero day attack)

Lỗ hổng Zero-day là lỗ hổng của những bảo mật chưa thật sự được công bố, những nhà cung cấp phần mềm chưa được biết tới, và dĩ nhiên là chưa có bản vá chính thức. Chính vì thế mà việc khai thác các lỗ hổng mới được phát sinh. Điều này thật sự nguy hiểm và khó lường, nó gây hậu quả nặng nề lên người dùng và thậm chí là cho chính nhà phát hành sản phẩm đó.

Tấn công password

Tấn công password là một một hình thức tấn công quen thuộc. Tuy nhiên, nó vẫn còn là nguyên nhân dẫn đến những sự phiền toái. Đối với hình thức này, hacker thường sử dụng một trong hai cách tiếp cận sau để hack password:

  • Brute Force: Được biết đến là hình thức dò mật khẩu, hacker sử dụng công cụ có khả năng để thử nhiều username và password cùng lúc. Với mục đích là dò thông tin đăng nhập.
  • Dictionary Attack: Đây là hình thức tấn công từ điển. Thay vì thực hiện đoán mò, các hacker thường sử dụng từ điển với các mật khẩu phổ biến nhằm xâm nhập vào hệ thống máy tính người dùng
tấn công password

Tấn công bằng cách download

Tấn công Download chính là hình thức phổ biến. Nó được hacker sử dụng nhằm phát tán những mã độc hại có trên hệ thống người dùng từ. Qua đó, nó sẽ dẫn đường đến các cuộc tấn công mạng. Những hacker sẽ thực hiện nhúng đoạn Mã độc hại vào các website không an toàn, khi những người dùng truy cập vào nó những mã độc này sẽ tự động cài đặt trên hệ thống của người dùng. Hay nó có thể sẽ điều hướng đến một website khác thuộc kiểm soát bởi hacker. Để tránh nguy cơ trở thành những nạn nhân của các cuộc tấn công Download này người dùng cần:

  • Thường xuyên update hệ điều hành cũng như trình duyệt
  • Tránh xa những website có sự khả nghi, chỉ sử dụng website phổ biến
  • Không download chương trình hoặc app không thật sự cần thiết
  • Hạn chế những plug in ở mức tối thiểu

Các giải pháp chống Cyber Attack

Đối với các cá nhân

  • Thực hiện bảo vệ mật khẩu cá nhân thông qua: đặt mật khẩu một cách phức tạp, mở tính năng bảo mật 2 lớp,…
  • Hạn chế việc truy cập vào những điểm wifi công cộng
  • Không nên sử dụng các phần mềm bẻ khóa (crack)
  • Luôn update phần mềm và hệ điều hành với phiên bản mới nhất.
  • Cẩn trọng trong duyệt email, hay kiểm tra ký tên của người gửi nhầm phòng cũng như tránh lừa đảo.
  • Tuyệt đối không tải file hay nhấp vào các đường link không rõ về nguồn gốc.
  • Hạn chế việc sử dụng chung những thiết bị ngoại vi (USB, ổ cứng).
  • Chọn lựa và sử dụng phần mềm diệt Virus uy tín.
tăng cường công nghệ bảo mật

Đối với tổ chức, doanh nghiệp

  • Cần xây dựng ra một chính sách giúp bảo mật với những điều khoản rõ ràng và minh bạch
  • Chọn những phần mềm hoặc đối tác cung cấp phần mềm uy tín chất lượng. Chú ý ưu tiên các bên cam kết bảo mật và update bảo mật một cách thường xuyên.
  • Chú ý tuyệt đối không nên sử dụng những phần mềm crack
  • Luôn chú ý update phần mềm, firmware lên tới phiên bản mới nhất.
  • Sử dụng những dịch vụ đám mây có sự uy tín với mục đích lưu trữ.
  • Thực hiện đánh giá bảo mật và xây dựng nên một chiến lược an ninh mạng một cách tổng thể cho doanh nghiệp, bao gồm những thành phần như: bảo mật website, hệ thống máy chủ, IoT, hệ thống CNTT – vận hành, mạng nội bộ, hay hệ thống quan hệ khách hàng (CRM),…
  • Thực hiện các buổi training kiến thức về sử dụng internet an toàn cho các nhân viên.

Trên đây là những kiến thức tổng quát về Cyber Attack, Mong rằng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về tấn công mạng là gì, cũng như những hình thức tấn công mạng phổ biến. Để từ đó, có được cho mình biện pháp bảo vệ phù hợp để tránh những rủi ro không đáng có khi bị tấn công mạng, trong khi sử dụng internet.

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648