Xuất hiện ở vị trí top đầu Google luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi website. Để đạt được điều này, lựa chọn đúng focus keyword là bước rất quan trọng và là yếu tố cốt lõi giúp nội dung của bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xác định và tối ưu từ khóa trọng tâm hiệu quả. Bài viết này MONA sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết về focus keyword và cách chọn từ khóa chính tối ưu cho SEO, cùng theo dõi nhé.
Focus keyword là gì?
Focus keyword hay còn gọi là từ khóa trọng tâm được lựa chọn để tối ưu cho một bài viết hay một trang dịch vụ/sản phẩm trên website. Trang web hoặc nội dung của bạn được tối ưu hóa để xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,…với một cụm từ khóa cụ thể. Thì những từ khóa đó được gọi là từ khóa tập trung, từ khóa chủ đạo hay từ khóa chính.
Từ khóa chính trong SEO đóng vai trò định hướng cho toàn bộ nội dung, giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ chủ đề chính mà bài viết đang đề cập đến.
Không chỉ đơn thuần là một cụm từ ngẫu nhiên, focus keyword cần phải phản ánh chủ đề chính hoặc mục tiêu chính mà trang web hướng đến và được sử dụng để giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung đó khi họ thực hiện tìm kiếm liên quan. Việc lựa chọn đúng từ khóa trọng tâm sẽ giúp website tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng và tăng khả năng chuyển đổi.
Trong thực tế, focus keyword thường xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực và mục tiêu kinh doanh.
Ví dụ:
- Với trang web của một nhà hàng, focus keyword có thể là “nhà hàng hải sản” hoặc “buffet hải sản cao cấp“
- Một công ty du lịch có thể ưu tiên từ khóa tập trung là “tour du lịch châu Âu trọn gói” hoặc “tour Nhật Bản mùa hoa anh đào“
- Với bài viết blog về chăm sóc răng miệng, focus keyword có thể là “chăm răng đúng cách” hoặc “quy trình chăm sóc răng miệng“.
Một ví dụ khác để bạn hiểu rõ hơn về focus keyword:
Từ khóa chính |
|
Từ khóa phụ |
- Khóa học miễn phí
- Khóa học online miễn phí
- Học online miễn phí
|
Từ khóa bổ nghĩa |
- Khóa học elearning miễn phí chất lượng
- Học online miễn phí có chứng chỉ
- Khóa học elearning miễn phí cho người mới
|
Từ khóa ngữ nghĩa |
- Đào tạo trực tuyến miễn phí
- Học online không tốn phí
- Khóa học trực tuyến miễn phí
|
Từ khóa đồng nghĩa |
- Học elearning không mất phí
- Khóa học online free
- Khóa học trực tuyến miễn phí
|
Các bước xác định focus keyword hiệu quả
Lựa chọn từ khóa chính đúng giống như việc tìm ra “chìa khóa vàng” cho chiến dịch SEO của bạn. Vậy các bước xác định focus keyword là gì?
Bước 1. Hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ và đối tượng khách hàng
Trước khi bắt đầu tìm kiếm từ khóa, bạn cần phân tích kỹ lưỡng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Điều này bao gồm việc xác định các điểm độc đáo, lợi thế cạnh tranh và giá trị cốt lõi mà bạn mang đến cho khách hàng. Đồng thời, hiểu rõ về đối tượng mục tiêu cũng vô cùng quan trọng. Bạn cần nắm được độ tuổi, giới tính, thu nhập và đặc biệt là thói quen tìm kiếm thông tin của họ trên internet.
Ví dụ: Với một phòng khám nha khoa, khách hàng có thu nhập cao có thể tìm kiếm “nha khoa thẩm mỹ cao cấp” trong khi nhóm khách hàng bình dân có thể tìm kiếm “địa chỉ trồng răng giá rẻ“. Hiểu rõ đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn chọn được focus keyword phù hợp với phân khúc khách hàng mình nhắm đến.
Bước 2. Sử dụng công cụ để nghiên cứu từ khoá
Thay vì dựa vào cảm tính, các công cụ nghiên cứu, phân tích từ khóa sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan và chính xác về tiềm năng của từng từ khóa. Google Keyword Planner là công cụ miễn phí nhưng vô cùng hữu ích, cung cấp dữ liệu về lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh.
Ngoài ra, các công cụ trả phí như Ahrefs Keywords Explorer hay SEMrush cũng mang đến những phân tích chuyên sâu cung cấp đầy đủ số liêu về độ khó, đối thủ cạnh tranh và xu hướng của từ khóa chính mà bạn đang tập chung SEO.
Bước 3. Xác định ý định tìm kiếm từ người dùng
Ý định tìm kiếm của người dùng là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của chiến lược SEO. Hiểu được ý định tìm kiếm sẽ giúp bạn tạo ra nội dung đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng, từ đó cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và giảm tỷ lệ thoát trang.
Thứ nhất là ý định tìm kiếm thông tin (Informational), khi người dùng muốn tìm hiểu kiến thức về một chủ đề nào đó. Họ thường sử dụng các từ khóa dạng câu hỏi như “cách”, “làm thế nào”, “tại sao”.
Ví dụ: “cách làm trắng da tự nhiên” hay “triệu chứng covid mới nhất”. Với những từ khóa này, bạn nên tạo nội dung chi tiết, hướng dẫn từng bước hoặc giải thích sâu về vấn đề.
Thứ hai là ý định điều hướng (Navigational), khi người dùng muốn tìm đến một website hoặc thương hiệu cụ thể. Họ đã biết về thương hiệu và chỉ cần tìm đường dẫn trực tiếp.
Ví dụ: “Shopee đăng nhập” hay “Facebook Việt Nam”. Với những từ khóa này, việc tối ưu thương hiệu và xây dựng thẩm quyền trang web là rất quan trọng.
Cuối cùng là ý định giao dịch (Transactional), thể hiện mong muốn mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ. Những từ khóa này thường đi kèm với các từ như “mua”, “giá”, “đặt hàng”.
Ví dụ: “mua iPhone 15 Pro Max” hay “đặt vé máy bay đi Đà Nẵng”. Đây là nhóm từ khóa có giá trị chuyển đổi cao nhất và thường được ưu tiên trong chiến dịch SEO thương mại.
Bước 4. Đánh giá tiềm năng của từ khóa chính
Sau khi thu thập và phân loại từ khóa theo ý định tìm kiếm, bước tiếp theo là đánh giá tiềm năng của từng từ khóa. Quá trình này đòi hỏi phân tích toàn diện dựa trên dữ liệu thực tế và chiến lược kinh doanh dài hạn. Một từ khóa tiềm năng cần được đánh giá dựa trên các tiêu chí cốt lõi sau:
- Lượng tìm kiếm: Các từ khóa có lượng tìm kiếm cao thường cho thấy có nhiều người quan tâm và tìm kiếm về chủ đề đó.
- Độ cạnh tranh: Từ khóa có độ cạnh tranh thấp sẽ dễ dàng đạt được thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm.
- Sự liên quan: Từ khóa phải có sự liên quan thật sự đến nội dung website của bạn để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu người dùng.
- Độ dài từ khóa: Từ khóa dài (long-tail keyword) thường có tỷ lệ chuyển đổi cao và độ cạnh tranh thấp hơn các từ khóa ngắn.
Bước 5. Xây dựng danh sách từ khóa
Sau khi hoàn thành quá trình đánh giá, bước cuối cùng là xây dựng và tổ chức danh sách từ khóa một cách có hệ thống. Người làm SEO cần phân loại các từ khóa thành hai nhóm chính:
- Focus keyword: Đây là từ khóa chính được chọn làm trọng tâm để tối ưu cho trang web. Từ khóa này cần hội tụ đủ các yếu tố về lượng tìm kiếm, độ cạnh tranh và khả năng chuyển đổi đã được đánh giá ở các bước trước.
- Từ khóa liên quan: Bao gồm các từ khóa có mối liên hệ chặt chẽ với từ khóa chính, có thể là biến thể, từ đồng nghĩa hoặc các cụm từ mở rộng. Nhóm từ khóa này sẽ hỗ trợ tối ưu nội dung và tăng độ phủ chủ đề cho trang web.
6 vị trí nên xuất hiện Focus keyword trong bài viết
Việc xác định được từ khóa trọng tâm mới chỉ là bước đầu. Nhiều người làm SEO, đặc biệt là những người mới, thường gặp khó khăn trong việc tối ưu focus keyword sao cho chuẩn SEO. Điều này có thể khiến chiến dịch SEO kéo dài và không đạt hiệu quả như mong muốn. Để tránh tình trạng này, dưới đây là 6 vị trí quan trọng nên đặt focus keyword trong bài viết.
Vị trí 1: Tiêu đề (Title tag)
Đây là vị trí được đánh giá quan trọng bậc nhất, đóng vai trò then chốt trong việc thu hút cả người dùng và công cụ tìm kiếm. Khi tối ưu tiêu đề, cần:
- Đặt focus keyword càng gần phần đầu tiêu đề càng tốt, giúp Google dễ dàng xác định chủ đề chính của trang
- Kết hợp từ khóa trọng tâm một cách tự nhiên và hấp dẫn
Ví dụ:
- “Bàn làm việc thông minh: Top 20 mẫu hot 2024” (focus keyword: bàn làm việc thông minh)
- ‘Khóa học digital marketing từ cơ bản đến nâng cao” (focus keyword: khóa học digital marketing)
Vị trí 2: Mô tả meta (Meta description)
Meta description xuất hiện ngay dưới tiêu đề trong kết quả tìm kiếm, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút click. Khi tối ưu meta description:
- Đặt focus keyword một cách tự nhiên trong nội dung
- Viết mô tả hấp dẫn giúp người dùng hiểu rõ nội dung và tăng tỷ lệ click
Vị trí 3: Thẻ heading (H1, H2, H3)
Việc tối ưu các thẻ heading không chỉ giúp người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng nắm bắt nội dung, mà còn tăng cường giá trị SEO cho trang web. Khi sử dụng focus keyword trong heading cần:
- Đặt từ khóa chủ đạo trong thẻ H1, đây là tiêu đề quan trọng nhất của trang
- Sử dụng biến thể hoặc từ khóa liên quan trong các thẻ H2, H3 để tăng độ phủ chủ đề
Vị trí 4: Đoạn mở đầu bài viết
Đoạn mở đầu đóng vai trò quyết định trong việc giữ chân người đọc và thể hiện tính liên quan của nội dung. Khi tối ưu đoạn mở đầu:
- Đặt focus keyword trong 1-2 câu đầu tiên một cách tự nhiên
- Tạo hook thu hút, giúp người đọc muốn tìm hiểu thêm
- Giới thiệu ngắn gọn về nội dung chính sẽ được đề cập
- Kết hợp với các từ khóa liên quan để tăng độ phủ chủ đề
Vị trí 5: Trong nội dung bài viết
Nội dung chính là phần quan trọng nhất của bài viết, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng trong việc sử dụng từ khóa:
- Phân bố từ khóa đều và tự nhiên trong các đoạn văn
- Tránh tình trạng keyword stuffing có thể bị Google phạt
- Sử dụng đa dạng các biến thể và từ đồng nghĩa
- Đảm bảo mỗi lần sử dụng từ khóa đều có mục đích và ngữ cảnh phù hợp
- Kết hợp LSI keywords để tăng độ phủ ngữ nghĩa
Vị trí 6: URL
URL tối ưu không chỉ giúp SEO tốt hơn mà còn tăng trải nghiệm người dùng. Khi tối ưu URL cần:
- Đặt focus keyword ở đầu URL khi có thể
- Giữ URL ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc
- Phản ánh đúng cấu trúc website và chủ đề nội dung
Ví dụ:
- https://mona.media/thiet-ke-website-tai-hcm/
- https://mona.media/seo/cong-cu-seo/
Mật độ phù hợp của focus keyword
Một trong những câu hỏi thường gặp nhất về từ khóa trọng tâm là mật độ phù hợp của focus keyword là bao nhiêu. Theo các chuyên gia SEO, mật độ từ khóa lý tưởng nên dao động trong khoảng 3-5%, nghĩa là từ khóa chính xuất hiện khoảng 3-5 lần trên 100 từ trong bài viết.
Khi viết nội dung bài viết chuẩn SEO, bạn cần sử dụng từ khóa đồng nghĩa và liên quan để tránh lặp lại từ khóa quá nhiều. Việc lạm dụng từ khóa không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng bài viết mà còn có thể khiến website bị Google phạt. Vì vậy, hãy đặt chất lượng nội dung và trải nghiệm người dùng lên hàng đầu khi tối ưu mật độ từ khóa.
Focus keyword đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu SEO cho website. Việc lựa chọn và sử dụng từ khóa trọng tâm cần được thực hiện một cách khoa học, từ khâu nghiên cứu, đánh giá đến tối ưu trong nội dung. Hy vọng với thông tin chia sẻ từ MONA đã giúp bạn hiểu rõ hơn cách chọn từ khóa trọng tâm cần SEO cho dự án của mình. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về Focus keyword, hãy để lại câu hỏi bên dưới để đội ngũ chúng tôi giải đáp cho bạn nhé.