1900 636 648

Pagespeed Insights là công cụ đến từ nhà phát triển Google giúp bạn đánh giá chi tiết về hiệu suất của Website. Điều này sẽ hoàn thiện hơn trang Web của bạn cũng như đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Vậy Google Pagespeed Insights là gì? Làm thế nào để tối ưu hiệu suất Website bằng công cụ đánh giá tốc độ Google Speed? Hãy cùng Mona Media tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Google Pagespeed Insights là gì?

Google PageSpeed Insights là công cụ được thiết kế nhằm tối ưu hóa hiệu suất của trang Web cũng như đánh giá chi tiết tình trạng của các Site. Pagespeed Insights tập trung chủ yếu vào hai vấn đề là tốc độ tải trang và tính thân thiện của người dùng trên đa dạng các thiết bị máy tính, điện thoại di động.

Một trang web chất lượng và liên tục được cải thiện đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Đồng thời, còn giúp doanh nghiệp thúc đẩy được khả năng tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng.

Google Pagespeed Insights là gì?

Các số liệu trả về được thông qua bản báo cáo Pagespeed Insights (PSI) và đề xuất cải thiện trang sẽ được công cụ này cung cấp cho người dùng. Khi quét trên Web, Pagespeed Insights sẽ cung cấp đến người dùng hai loại dữ liệu: 

  • Dữ liệu phòng thí nghiệm (Lab Data)
  • Dữ liệu thực tế (Field Data)

Lab Data được thu thập trong môi trường bị kiểm soát với nhiều mạng internet và thiết bị đã được sắp xếp từ trước. Khi kết quả trả về sẽ cho người dùng biết vấn đề xảy ra hoàn toàn do hiệu xuất của Website. Ngược lại, dữ liệu thực là dữ liệu đã được thu thập qua những lần tải trang đến từ người dùng. Từ đó, người dùng có thể kiểm tra và giải quyết nút thắt Pagespeed xảy ra trong thực tế.

Tóm lại, Google Pagespeed Insights được đánh giá cao bởi những ưu điểm nổi trội như:

  • Dễ dàng sử dụng
  • Khắc phục hiệu quả được các sự cố
  • Cải thiện tốc độ trang web
  • Tối ưu hóa hiệu suất và tính thân thiện với người dùng

Từ đó, website trở nên nhẹ và nhanh hơn cũng như nâng cao được chất lượng và trải nghiệm của người dùng.

Đọc thêm: UI/UX là gì? Công nghệ thiết kế UI/UX cho website

PageSpeed ​​cung cấp những loại thông tin nào về Website?

PageSpeed ​​cung cấp những loại thông tin nào về Website?

Khi Google Pagespeed Insights phân tích một trang, kết quả trả về sẽ là những phần và chỉ số khác nhau về hiệu suất của trang web. Các số liệu thông tin cung cấp theo trình tự xuất hiện như sau:

  • Speed Score: Điểm số tốc độ này được lấy từ Lab Data của Lighthouse.
  • File Data: Bao gồm hai phần chính First Contentful (FCP) và First Input Delay (FID). Tính năng này dựa trên trải nghiệm thực tế của người dùng Chrome trong 30 ngày khi chạy Pagespeed Insights.
  • Lab Data: Các chỉ số tính toán và dữ liệu sẽ được phân tích từ Lighthouse trên thiết bị di động và mạng di động.
  • Opportunities: Pagespeed Insights sẽ thu thập các thông tin về thời gian và hiệu suất load trang, sau đó sẽ đưa ra những đề xuất về các chỉ số hiệu suất để cải thiện thời gian tải trang. Mỗi đề xuất bao gồm ước tính thời gian tải trang tiết kiệm được nếu các đề xuất được triển khai.
  • Diagnostics: Phần chuẩn đoán cung cấp các đề xuất về phương pháp phát triển website cũng như đưa ra một số công cụ đề xuất hỗ trợ mà quản trị viên nên tham khảo để bổ sung vào trang.
  • Passed Audits: Bao gồm một bảng tổng hợp các hiệu suất mà website đạt được và không phải chỉnh sửa gì thêm nữa.

Trong đó, phần Opportunities được đánh giá là hữu ích nhất bởi nó cung cấp các giải pháp nhằm cải thiện thời gian giúp tốc độ tải trang nhanh hơn. Các nhà phát triển web cũng đồng thời tập trung vào ba yếu tố:

  • Speed Score
  • Color scheme
  • Recommendation

Pagespeed ​​Insights ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Pagespeed ​​Insights ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Google Page Speed được đánh giá có mức độ thân thiện với website thông qua điểm số Google Pagespeed Insights. Công cụ tìm kiếm sẽ thông qua chỉ số này để đánh giá website của bạn. Đồng thời đẩy thứ hạng website lên bảng kết quả nhiều hơn và cao hơn.

Tuy nhiên trên thực tế, điểm số của Page Speed không gây ảnh hưởng đến SEO cũng như không giúp cải thiện hay làm thấp thứ hạng của Website. Nhưng điểm số Pagespeed Insights cao sẽ tương đồng với việc người truy cập sẽ có những trải nghiệm tốt hơn.

Cách tối ưu hiệu suất website bằng công cụ Google Pagespeed Insights

Vậy làm thế nào để tối ưu hóa tốc độ tải trang web bằng công cụ Google Pagespeed Insights. Dưới đây Mona Media sẽ chia sẻ đến bạn một số cách tối ưu website hiệu quả nhất: 

Tối ưu kích thước hình ảnh

Tối ưu kích thước hình ảnh

Đây là một trong những thao tác đem lại hiệu quả và giúp website của bạn trở nên thân thiện với người dùng hơn rất nhiều. Đặc biệt là đối với các công cụ tìm kiếm khách hàng, việc tối ưu này sẽ thông báo cho bạn những hình ảnh chưa đạt yêu cầu cũng như yêu cầu bạn phải tối ưu hình ảnh nhằm giảm bớt dung lượng tải trang.

Bạn cần lưu ý rằng chỉ nên giảm thích thước hình ảnh và việc tối ưu sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh của trang web.

Đọc thêm: Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text cho hình ảnh chuẩn SEO

Sử dụng Lazy Load

Lazy Load là một trong những công cụ giúp bạn giảm tải quá trình hình ảnh hiển thị trên website. Sử dụng Lazy Load cho phép người dùng tải được những hình ảnh trong phạm vi nhìn thấy. Từ đó mà công cụ giúp tốc độ tải trang được cải thiện đáng kể.

Nếu bạn đang sử dụng nền tảng WordPress thì bạn có thể cài đặt một số Plugin nhằm tối ưu hình ảnh như Smush, BJ Lazy Load. Các công cụ này sẽ giúp bạn kích hoạt tính năng tối ưu của hình ảnh. Từ đó mà chỉ số WordPress Core Web Vitals sẽ tăng lên.

Sử dụng trang tăng tốc thiết bị di động AMP

Sử dụng trang tăng tốc thiết bị di động AMP

Accelerated Mobile Pages (AMP) là một trong những tính năng của Google PageSpeed để đảm bảo trang Web tải nhanh hơn trên thiết bị điện thoại di động. Điều này đem lại những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng di động. Lược bỏ các hoạt động tốt trên máy tính và những tính năng không cần thiết khác, sẽ giúp cho tốc độ tải trang nhanh và mượt mà hơn.

Giảm kích thước trang

Tài nguyên trên Web càng nhiều sẽ khiến cho tốc độ tải trang lâu hơn, web càng nặng hơn. Hình ảnh và video chính là hai thành phần khiến cho trọng lượng web cao. Bạn cần xem xét kích thước của thành phần này cũng như kích thước của tệp JavaScript và CSS. Từ đó có thể lựa chọn những tệp để nén và giảm bớt kích thước của trang.

Đọc thêm: HTML/CSS là gì? Thế nào là thiết kế website chuẩn HTML5/CSS3

Gia tăng bộ nhớ cache trên trình duyệt

Gia tăng bộ nhớ và lưu cache trên trình duyệt là một trong những cách giúp bạn tối ưu hóa trang web. Đặc biệt là đối với các tài nguyên được chỉ định cache trong một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể dùng một số loại Plugin bên ngoài để hỗ trợ tạo Cache như W3 Total Cache, WP Super Cache,…

Sử dụng video ngoài trang

Bạn không thể giảm kích thước của video bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng từ Google Insights. Vì thế bạn nên lựa chọn những sử dụng các video đăng tải ngoài Page trừ những trường hợp đặc biệt như nền tảng hạn chế hoặc nội dung yêu cầu tính bảo mật cao. Bạn có thể sử dụng video từ Youtube hoặc Vimeo để thay thế video tải lên Website. 

Hơn nữa, những nền tảng này không chỉ dễ dàng tích hợp cho website mà còn giúp xây dựng thương hiệu cũng như cải thiện kết quả tìm kiếm.

Tối ưu tệp JavaScript và CSS

Tối ưu tệp JavaScript và CSS

Đây là vấn đề mà nhiều người dùng thường hay bỏ quên. Việc giảm thiểu này được thực hiện bằng cách loại bỏ các dòng nhận xét không cần thiết và các khoảng trống trong tệp để cải thiện điểm trên Google Insights. Bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như: Fast Velocity Minify, WP Super Minify, Online YUI Compressor,…

Nén tệp bằng Gzip Compressed

Gzip Compressed là một phương pháp nén giúp giảm dung lượng dữ liệu cho tệp. Gzip nén tệp tĩnh như CSS, HTML và JavaScript trên cơ sở dữ liệu. Kích thước các tệp sau nén có thể giảm đến một nửa. Đa phần các trình duyệt ngày nay đều tương thích và hỗ trợ nén Gzip. Sau khi nén sẽ không xảy ra thay đổi gì đối với người dùng truy cập.

Chuyển hướng ổn định

Thông thường, việc tải trang sẽ không gây ảnh hưởng đến tốc độ của trang web nhiều mà vấn đề thường nằm ở chuỗi chuyển hướng bắt buộc. Các chuyển hướng này sẽ khiến cho trình duyệt phải tải lại nhiều trang trong một khoảng thời gian ngắn, từ đó điểm trên Google Pagespeed Insights cũng sẽ không được cải thiện.

Ngoài ra, việc thay đổi giao thức HTTPS hay các Page trùng lặp cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tải trang lâu hơn. Vì vậy, bạn cần cố gắng cập nhật Sitemap để mọi người tiếp cận trực tiếp đến địa chỉ trang Web của bạn. Từ đó sẽ giúp cải thiện điểm Pagespeed cao hơn.

Tóm lại, Google Pagespeed Insights là một trong những công cụ đo hiệu suất trang được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết của Mona Media sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cũng như nâng cao khả năng SEO cho website và phát triển trang web của mình hiệu quả hơn.

Đọc thêm: Website load chậm? Những cách tăng tốc độ website hiệu quả

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648