1900 636 648

Cụm từ ICANN được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghệ. Vậy ICANN là gì, nhiệm vụ và cấu trúc của ICANN như nào. Vậy hãy xem những chia sẻ của Mona Media trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về ICANN và vai trò quan trọng đối với website.

ICANN là gì?

ICANN là gì

ICANN là cụm từ viết tắt của Internet Corporation for Assigned Names and Numbers – tập đoàn Internet cấp số và tên miền, một tổ chức phi lợi nhuận ra đời năm 1998 với trụ sở đặt tại Marina del Rey, California, Hoa Kỳ. Ra đời với mục đích giám sát một số nhiệm vụ liên quan đến Internet, đặc biệt là quản lý không gian địa chỉ IP và phân phối nó đến các cơ quan đăng ký Internet khu vực. 

Khi bạn tham gia hoạt động đăng ký tên miền, bạn cần phải thông qua công ty đăng ký tên miền, khi đó những công ty ấy sẽ trả một khoản phí cho ICANN để đăng ký tên miền của bạn. Tuy không tham gia điều chỉnh quyền truy cập Internet hay giúp bạn ngăn chặn tin rác nhưng ICANN sẽ giúp cho Internet được hoạt động cho vùng an toàn bằng cách phát triển và thực thi chính sách về mã số định danh duy nhất.

Với mã số định danh này là tên và số mà bạn nhập vào thanh công cụ tìm kiếm để tiến hành truy cập trang web bạn cần, điều này giúp cho máy tính có thể đến chính xác địa chỉ website nằm ở đâu trong trung tâm số. Bằng cách này ICANN cho phép con người sử dụng hệ thống mạng toàn cầu, đồng nghĩa với đó ICANN là gì cũng sẽ thúc đẩy cạnh tranh và đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của website

Một số từ viết tắt cần biết về ICANN

Dưới đây là những từ viết tắt mà bạn cần biết về ICANN là gì:

  • ICANNInternet Corporation for Assigned Names and Numbers: Hệ thống tập đoàn cấp số Internet và tên miền 
  • DNSDomain Name System: Máy chủ tên miền 
  • IPInternet Protocol: Giao thức tên miền
  • gTLDs Generic Top-Level Domains: Tên miền cao cấp nhất dùng chung
  • ccTLDsCountry code top-level domain: Tên miền quốc gia cấp cao nhất

Nhiệm vụ mà ICANN đảm nhận 

ICANN có nhiệm vụ giám sát các công việc liên quan đến Internet, quản lý không gian địa chỉ IP (chủ yếu là IPv4 và IPv6) và phân phối nó đến các cơ quan đăng ký Internet khu vực. Cụ thể nhiệm vụ ICANN là gì như sau:

  • Quản lý hệ thống tên miền cùng cơ sở dữ liệu trên Internet. 
  • Quản lý, thực hiện phân phối và uỷ quyền việc cấp phát địa chỉ IP đến từng khu vực cụ thể được xác định.
  • Ban hành những chính sách phát triển và quốc tế hoá hệ thống Top level domain với các chính sách hợp lý.
  • Đảm bảo sự ổn định của Internet, thúc đẩy sự cạnh tranh, hướng tới sự đại diện của cộng đồng Internet là nguyên tắc hoạt động căn bản của ICANN.

Cấu trúc của ICANN

Cấu trúc của ICANN bao gồm 4 chủ thể chính như sau:

  • Registry Operator: Là một cơ sở dữ liệu chịu trách nhiệm lưu trữ danh sách có chứa tất cả các tên miền cùng loại TLD (.com, .org, .net,…). Nhà quản lý registry hay NIC (network information center) sẽ đảm nhận nhiệm vụ quản lý danh mục tên miền này.
  • Registrar: Đây là những nhà quản lý tên miền (tập đoàn, tổ chức,.. phân phối tên miền theo tên). Hiểu theo cách đơn giản, họ là những công ty được uỷ quyền trong việc bán tên miền. Bạn nên mua tên miền từ những đơn vị uy tín này và khảo giá tên miền cho phù hợp.
  • Registrant: Là chủ thể biểu thị cho khách hàng đăng ký tên miền sau cùng.
  • Reseller: Không có bất kỳ mối quan hệ nào với ICANN tuy nhiên lại là nhà đăng ký đại diện cho khách hàng.
Cấu trúc của ICANN

Chủ thể và cách hoạt động của ICANN

Với 4 chủ thể nêu trên, ICANN hoạt động bao gồm hai phần chính:

  • Bắt đầu ngay từ vị trí mà khách hàng đăng ký 
  • Kết thúc tại Registry Operator

Khi thực hiện việc đăng ký tên miền khách hàng bắt buộc phải đóng 2 khoản phí sau cho Registrar:

  • Phí cho ICANN
  • Phí để đăng ký dịch vụ bạn muốn sử dụng

Sau cùng Registrar tiếp tục đóng một khoản phí khác cho Registry Operator gồm:

  • Thu từ khách hàng phí ICANN free
  • Phí nhận ủy quyền từ ICANN

Còn có một số khoản phí khác mà Registrar phải đóng cho Registry Operator.

Các cơ chế bảo vệ Domain của ICANN

Đăng ký tên miền cao cấp nhất của ICANN đang là một chương trình nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới công nghệ. Không chỉ bởi tầm quan trọng của nó liên quan đến các vấn đề đa lĩnh vực (chính trị, kinh tế,..). Hiện tại, 3 cơ chế bảo vệ đáng chú ý của ICANN bao gồm:

Được phép phản đối đăng ký tên miền cấp cao nhất mới 

Cơ chế này cho phép chính phủ các quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức gửi hồ sơ đến ICANN nhằm phản đối việc đăng ký tên miền cấp cao nhất mới. Với điều kiện trường hợp tên miền này xâm phạm đến lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp, gây nhầm lẫn các tên miền hiện hoạt động, vi phạm nghiêm trọng đến các nguyên tắc đạo đức, xã hội được cộng đồng quốc tế công nhận.

Giải quyết tranh chấp

Có quyền khiếu nại với ICANN trong trường hợp nhà quản lý tên miền gốc xâm phạm lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp. Làm trái với nội dung hợp đồng mà nhà quản lý đã ký kết khi cung cấp tên miền mới cao cấp nhất là quyền lợi của các tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động.

Đăng ký thương hiệu

Cơ chế này sẽ cung cấp 2 dịch vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp khi đăng ký thương hiệu vào cơ sở dữ liệu của Trademark Clearing House như sau:

  • Sunrise: Ưu tiên khi đăng ký một số tên miền trùng với tên thương hiệu đã đăng ký tại Trademark Clearing House, trước khi tên miền này được cấp cho công chúng.
  • Trademark Claim: Được thông báo trong trường hợp đăng ký tên miền trùng với những thương hiệu đã đăng ký tại Trademark Clearing House.

Quy trình ra quyết định của ICANN

Quy trình ra quyết định của ICANN

Với tính quan trọng trong công việc cần làm, nên có rất nhiều người tò mò về cách thức hoạt động và các quy trình ra quyết định của ICANN. Đầu tiên, những tổ chức hỗ trợ sẽ đề xuất thay đổi đối với mạng hiện tại, đưa ra những thắc mắc, mối quan tâm bất kỳ mà họ hay một tổ chức khác đang băn khoăn. Những thay đổi này được thảo luận và cuối cùng là một báo cáo được tạo ra để xem xét công khai.

Mỗi đánh giá sẽ được đưa vào một báo cáo duy nhất trước Ban Giám đốc ICANN. Sau đó, Hội đồng quản trị xem xét danh sách để chấp thuận hoặc từ chối những thay đổi. Bình thường, vấn đề được gửi cho một trong những tổ chức hỗ trợ có liên quan, kèm theo lời giải thích về những gì cần được sửa đổi trước khi mà cân nhắc để được thông qua hay không. 

Quy trình này sẽ được lặp lại nhiều lần cho đến khi những nhóm liên quan và Ban Giám đốc quyết định thỏa hiệp hoặc đưa ra đồng ý đưa ra kết quả cuối cùng về báo cáo đó.

Ai chịu trách nhiệm giải trình cho ICANN?

Về bên ngoài, phải tuân theo, chịu trách nhiệm trước luật pháp Hoa Kỳ và có thể bị đưa ra tòa bởi hệ thống tư pháp Hoa Kỳ. Ngoài ra, ICANN cũng sẽ phải chịu các trách nhiệm pháp lý trong việc tuân thủ những nhiệm vụ của mình theo luật doanh nghiệp.

Về bên trong, tự chịu trách nhiệm với những quy định mà mình đặt ra, sự có mặt Hội đồng quản trị toàn cầu, ủy ban tư vấn đề cử độc lập, nhân viên cấp cao được Hội đồng bầu chọn hàng năm và những thủ tục khác.

Vì sao ICANN lại đóng vai trò quan trọng?

Nhiều người cho rằng, Internet không nên được kiểm soát bởi một bên liên quan, dù đó là cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ. Điều đó khiến họ cũng lo ngại về cách thức hoạt động của ICANN. Tuy nhiên, ICANN vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi những lý do sau: 

  • Giúp điều phối các địa chỉ IP để không xảy ra tình trạng lặp đi lặp lại. 
  • Quyền quản lý DNS nhưng sẽ thay đổi một cách linh hoạt.
  • ICANN có khả năng hạn chế sự gia tăng về quyền lực của các chính phủ bất kỳ đối với Internet.
  • Nó sở hữu những biện pháp có thể duy trì tính mở của internet, đảm bảo sự kiểm soát của nhiều bên liên quan.

Cơ chế đăng ký tên miền Tiếng Việt của ICANN

Cơ chế đăng ký tên miền Tiếng Việt của ICANN

Từ tháng 1/2012, cơ chế đăng ký tên miền của ICANN đã có sự thay đổi. Cụ thể, tên miền cao cấp sẽ không phân theo lĩnh vực như trước và có thể dùng ngôn ngữ riêng. Mọi tổ chức, cơ quan hay doanh nghiệp ở mọi nơi trên thế giới đều được áp dụng cơ chế này.

Để đăng ký tên miền, chúng ta có thể gửi hồ sơ xin xét duyệt tới ICANN. Tổ chức này luôn thực hiện dựa trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích cộng đồng, quốc gia cũng như quyền sở hữu thương hiệu/trí tuệ.

Trong quá trình nộp hồ sơ, mọi người cần lưu tâm tới một vài điều để bảo vệ quyền lợi của mình. Đầu tiên là cơ chế phản đối việc đăng ký tên miền cao cấp nhất theo chế độ mới. Thứ hai là cách giải quyết tranh chấp sẽ được áp dụng khi Domain mới được cung cấp và đi vào sử dụng. Bên cạnh đó còn có cơ chế đăng ký độc quyền đối với từng cá nhân hoặc tổ chức.

Việt Nam rất quan tâm tới có chế đăng ký tên miền mới nhất của ICANN nhằm đảm bảo quyền lợi của quốc gia và công dân. Thêm vào đó, những cơ quan có thẩm quyền sẽ chủ động trong việc hình thành các chính sách quản lý tài nguyên Internet.

Bài viết trên Mona Media đã giải thích rõ ICANN là gì, nhiệm vụ và cấu trúc của ICANN. Hy vọng qua các thông tin đầy đủ được cập nhật trong bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn ICANN và những lợi ích thú vị mà nó mang lại.

>>>NỘI DUNG LIÊN QUAN:

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648