1900 636 648

Để tạo ra một trang web, không phải chỉ cần có giao diện là đủ, trong thực tế hiện nay mọi người thường chèn thêm các iFrame vào website nhằm tăng tính tương tác để trang web của bạn hoàn thiện hơn, dẫn đến trải nghiệm cho người dùng tốt hơn. 

Dù là một khái niệm còn khá mới mẻ tuy nhiên việc bạn đã vô tình bắt gặp iFrame mỗi khi lướt web là chuyện hiển nhiên. Vậy trong bài viết dưới đây, Mona Media sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức về iFrame để giải đáp thắc mắc iFrame là gì cũng như là cách để nhúng iFrame vào website như thế nào.

iFrame là gì?

iFrame là từ viết tắt của Inline Frame, được xem là một thẻ HTML sử dụng để nhúng nội dung từ một trang web vào một trang web khác. Nó cho phép bạn hiển thị một trang web hoặc một phần của trang web khác trong một khung nhỏ trên trang web hiện tại.

iFrame thường được sử dụng để nhúng các video, bản đồ, bảng xếp hạng, biểu đồ, hộp chat, widget xã hội và các ứng dụng web khác vào trang web chính. Bằng cách sử dụng iFrame, bạn có thể tích hợp các nội dung từ các nguồn khác nhau vào trang web của mình mà không cần phải tạo lại hoặc duy trì đồng bộ nội dung đó.

Xét về mặt kĩ thuật lập trình, iFrame được xem như là một phần của nội dung web chứ không phải là 1 phần của việc thiết kế giao diện web, vì thế khi website của bạn sử dụng iFrame sẽ trở nên thu hút người dùng hơn, kéo theo đó là sự tối ưu hóa SEO, tăng tỷ lệ mọi người truy cập vào website của bạn.

IFrame là gì

Có nên sử dụng iFrame cho web hay không?

iFrame thực sự sẽ đem lại rất nhiều giá trị tích cực cho website, việc sử dụng iFrame khéo léo sẽ giúp cho website của bạn có nhiều cơ hội ghi điểm trong mắt người sử dụng dịch vụ.

Việc tận dụng iFrame sẽ giúp cho chất lượng SEO được nâng cao bằng cách chèn các link uy tín nhằm tăng sức mạnh cho website, từ hai điều trên chúng ta có thể thấy được rằng việc sử dụng iFrame không chỉ là làm tăng tỷ lệ ở lại trang của người dùng mà còn giúp nâng cao độ uy tín của website.

Mặc dùng iFrame sẽ đem lại rất nhiều ích lợi dành cho website, tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta cũng không thể nào bỏ qua những vấn đề mà iFrame sẽ mang lại như việc bảo mật thông tin. Ví dụ một vài trang web mà bạn dẫn nguồn về website của mình có thể chức các mã độc gây hại trực tiếp đến website cũng như khách hàng của bạn.

Do đó việc có sử dụng iFrame hay không bạn cần phải xác định mục đích sử dụng rõ ràng, kèm theo đó là các biện pháp phòng tránh những trường hợp xấu nhất mà bạn có thể gặp phải áp dụng iFrame. Nếu bạn đã có một kế hoạch sử dụng hợp lý thì bạn có thể đưa iFrame vào các dự án của mình.

Làm cách nào để sử dụng iFrame?

Làm cách nào để sử dụng iFrame

Các bạn có thể hiểu sử dụng iFrame là gì chính là dán đường link các văn bản hay tài liệu mà bạn muốn được hiển thị trên web ngay trên giao diện làm việc của WordPress, dưới đây sẽ là một ví dụ nhỏ để bạn có thể hiểu hơn về các sử dụng iFrame

<iFrame src=”https://youtu.be/_Nrd76bcqEw” width=”600″ height=”400″ allowfullscreen></iFrame>

Dòng code trên sẽ giúp bạn hiển thị một video lên website của bạn, hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về ý nghĩa của các tag trong dòng code trên.

<iFrame>…</iFrame> tag này bao bên ngoài được dùng để chứa video bên trong iFrame.

Src là phần nội dung gốc của Server bên ngoài. Nguồn URL này các bạn phải được đặt trong dấu ngoặc kép.

Width và height được hiểu là chiều rộng và chiều cao mà chúng ta muốn iFrame hiện ra trên website.

Các thuộc tính cần thiết của iFrame

iFrame sở hữu cho riêng mình rất nhiều thuộc tính như trích xuất nguồn, chiều rộng, chiều cao, cho đến một vài các thuộc tính phức tạp hơn như canh lề trái, canh lề phải. Tuy nhiên trong nội dung của bài viết hôm nay, chúng tôi chỉ giới thiệu cho các bạn một vài thuộc tính cơ bản nhất của iFrame như:

  • Src: Thuộc tính khai báo đường dẫn tới 1 trang web nào đó.
  • Width: Thuộc tính khai báo chiều rộng của iFrame (đơn vị là px hoặc %)
  • Height: Thuộc tính khai báo chiều cao của iFrame (đơn vị là px hoặc %)
  • Name: Thuộc tính đặt tên cho iFrame. Bạn sẽ dùng khi muốn hiển thị 1 liên kết nào đó trong 1 frame có thuộc tính name.

Ưu nhược điểm của iFrame

Một vài ưu điểm của iFrame mà chúng ta có thể kể đến như:

  • Cho phép bạn nhúng các nội dung tự do, bên bạnh đó có khả năng hiển thị nhiều quảng cáo.
  • Website của bạn có thể hiển thị nội dung từ các nguồn bên ngoài ở mọi vị trí bên trong web một cách thuận tiện.
  • Cuối cùng là một ưu điểm được mọi người đánh giá rất cao, chính là sự an toàn của iFrame, vì người dùng không thể truy cập vào các mã của nội dung gốc.

Tuy nhiên, nếu bạn chấp nhận sử dụng iFrame cũng sẽ mang đến một vài hạn chế như:

  • Website của bạn có thể bị mất đi độ tin cậy nếu như máy tính bị lây nhiễm các mã độc từ các link có các trang độc hại.
  • iFrame có thể làm website load chậm, đây cũng chính là một trong những hạn chế khó chịu nhất của iFrame.
  • Ngoài ra, không phải bất kì thiết bị nào cũng sẽ được hỗ trợ iFrame.
Ưu nhược điểm của IFrame

Khi nào nên sử dụng iFrame?

iFrame được sử dụng rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích cho các nhà phát triển web. Tuy nhiên, việc sử dụng iFrame cũng cần được cân nhắc và áp dụng đúng cách tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Khi không còn sự lựa chọn khác

Nếu website của bạn đặt yêu cầu về độ bảo mật cao thì việc sử dụng iFramelà không nên. Bạn muốn hiển thị một đoạn văn bản hay hình ảnh từ một website nào đó thì bạn chỉ cần lưu lại và tải nó lên một nơi lưu trữ online mà thôi. 

Sau đó bạn có thể dùng các thẻ trong HTML để hiện thị chúng một cách đơn giản và nhanh chống, tuy nhiên có một số website mà nguồn đóng, bạn cần phải yêu cầu lập trình viên thêm chức năng đăng hình ảnh.

Với các ảnh cũng như là video trên nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Youtube, chúng ta có thể sử dụng cơ chế nhúng có sẵn, điều này sẽ an toàn hơn việc sử dụng iFrame rất nhiều.

Truyền thông đa phương tiện

Truyền thông đa phương tiện là một cách để tránh đến việc SEO của website, bạn cố gắng để tạo ra những nội dung phù hợp trên các website của mình, và nhờ việc làm này không chỉ mã nguồn nhúng iFrame được bảo đảm mà lại còn tạo nên sự thống nhất và độc quyền về nội dung truyền thông cho chính website của bạn.

Hướng dẫn cách nhúng iFrame tối ưu nhất

Nhúng iFrame vào website

Việc nhúng iFrame vào website rất đơn giản, chúng ta sẽ sử dụng thể iFrame kèm theo đó là địa chỉ của web muốn hiện thị

<iFrame src=”https://mona.media.com”></iFrame>

Config iFrame page là gì?

Để trang iFrame page chấp nhận hiển thị trong main page dưới định dạng của thẻ iFrame, bạn phải thêm phần config này vào trong file:

config/application.rb

iFrame Config là gì?

Chúng ta sẽ chia ra làm 2 loại iFrame Config:

  • iFrame Config-link tương đối: Ghép iFrame vào main page sẽ có dạng sau /mypage/jobs
  • iFrame Config-link tuyệt đối: Ghép iFrame vào main page sẽ có dạng sau https://{iFrame_url}/mypage/jobs

iFrame page bằng js là gì?

Khi chúng ta nhúng 1 trang web khác vào trang bằng iFrame thì ta không thể sử dụng các lệnh JS thường dùng. Để thao tác với các Elements của iFrame đó, mà phải sử dụng lệnh JS dựa trên iFrame ta lồng vào.

  • Cách 1: Sử dụng API.
  • Cách 2: Giao tiếp trực tiếp từ client bằng JS.

Đóng mở pop-up

Đoạn code với cú pháp:

window.addEventListener(“message”, function(event) { })

Có ý nghĩa thêm một event để lắng nghe mọi thông điệp được gửi từ các iFrame page.

Trong các trang iFrame page chỉ cần dử dụng đoạn code sau để gửi data lên main page:

<script type=”text/javascript”>

$(“#js-scroll-tab-apply .row”).click(function(){

top.postMessage({url: “url”, status: 1}, “http://mainpage_url”);

});

</script

Một vài lưu ý khi sử dụng iFrame

Khi sử dụng iFrame trong việc nhúng nội dung web từ một trang vào một trang khác, có một số lưu ý cần được xem xét. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng:

  • Bảo mật: Chúng ta cần kiểm tra rằng nguồn gốc của iFrame là đáng tin cậy và an toàn. Nếu chúng ta nhúng một iFrame từ một nguồn không tin cậy, có thể gặp rủi ro bảo mật như tấn công cross-site scripting (XSS) hoặc các hành vi độc hại khác.
  • Chính sách đồng nguồn (Same-Origin Policy): Đây là một chính sách bảo mật trong trình duyệt để ngăn chặn trang web từ một nguồn không cho phép truy cập tới nội dung của một nguồn khác. Trình duyệt áp dụng Same-Origin Policy cho iFrame, điều này có nghĩa là trang web chứa iFrame chỉ có thể truy cập vào nội dung của iFrame nếu hai trang có cùng nguồn gốc (bao gồm giao thức, tên miền và cổng).
  • Kích thước iFrame: Khi nhúng một iFrame, nên xác định kích thước iFrame sao cho phù hợp với trang web chứa nó. Điều này đảm bảo iFrame không làm xê dịch hoặc làm hỏng giao diện người dùng của trang web chứa.
  • Tốc độ tải trang: Nếu một trang web chứa nhiều iFrame hoặc iFrame chứa nội dung phức tạp, nó có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Việc tải các tài nguyên từ các iFrame khác nhau có thể gây trì hoãn trong quá trình tải trang chính. Cần cân nhắc để đảm bảo tốc độ tải trang vẫn nhanh và trải nghiệm người dùng không bị ảnh hưởng quá nhiều.
  • Tương thích trình duyệt: iFrame được hỗ trợ trên hầu hết các trình duyệt web hiện đại. Tuy nhiên, có thể có một số khác biệt nhỏ về cách iFrame được xử lý trên các trình duyệt khác nhau.

Cú pháp để sử dụng iFrame trong HTML

Cú pháp để sử dụng IFrame trong HTML

Để áp dụng iFrame trong HTML, chúng ta có thể sử dụng như sau:

<iFrame src=”URL”></iFrame>

  • iFrame: Tag dùng để khai báo khi bạn sử dụng iFrame trong HTML.
  • Src: Thuộc tính khai báo URL của web sẽ được chèn vào iFrame.

Cũng có thể chèn thêm các thuộc tính như chiều cao (height), chiều rộng (width) cho iFrame bằng cách sau:

<iFrame src =”URL” height=”value” width=”value”></iFrame>

iFrame sẽ được chèn vào và được quy định rõ chiều cao và chiều rộng của frame, dưới đây sẽ là ví dụ.

<iFrame src=”mona.media.com” height=”300″ width=”300″></iFrame>

Bên cạnh đó chúng ta cũng thể khai báo chiều cao và chiều rộng của iFrame bằng cách khai báo các giá trị của CSS bằng cú pháp:

<iFrame src =”URL” style=”height: value in pixels; width: value in pixels”></iFrame>

Ví dụ về iFrame trong HTML

<iFrame src =”mona.media.com” style=”height:300px; width:300px;”></iFrame>

<iFrame src =”URL” name=”iframe_a”></iFrame>

<iFrame src =”mona.media.com” name=”iframe_a”></iFrame>

Hướng dẫn nhúng iFrame vào Website WordPress bằng Plugin

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn bạn sẽ phải đăng nhập vào bảng điều khiển WordPress, truy cập vào phần Plugins, Click vào “Thêm mới” và tìm kiếm từ khóa Advanced iFrame.
  • Bước 2: Sau đó bạn cài đặt và kích hoạt Plugin iFrame WordPress. Đến phần Tab Advanced iFrame và nhấp vào Tab Basic Settings. Ở đây bạn có thể đặt chiều cao, rộng, đường viền,… của iFrame.
  • Bước 3: Hãy chọn vào nút Generate A Shortcode For The Current Settings để lưu cài đặt và tạo một mã ngắn nhé.
  • Bước 4: Ở bước này, bạn tiến hành sao chép hoặc dán mã được tạo vào trang bạn muốn nhúng iFrame.

Bài viết ngày hôm nay chúng tôi muốn cung cấp cho bạn các thông tin về iFrame là gì, iFrame sẽ mang lại nhiều lợi ích cho website của bạn, tuy nhiên cũng có một vài điểm hạn chế cần bạn phải lưu tâm đến. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp cho website của bạn đạt được những hiệu quả tốt trong công việc nói chung cũng như là về vấn đề SEO nói riêng.

 Tham khảo:

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648