1900 636 648

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và kết nối là nền tảng quan trọng để IoT được phát triển mỗi ngày. IoT đã giúp cuộc sống của con người và cả hoạt động kinh doanh trong mọi lĩnh vực trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn. Vậy IoT là gì? Chi tiết ứng dụng của IoT như thế nào? Tương lai của công nghệ IoT ra sao? Tất cả những câu hỏi và thông tin liên quan đến IoT sẽ được Mona Media chia sẻ qua bài viết dưới đây.

IoT là gì?

Thuật ngữ IoT – Internet of Things mang nghĩa internet vạn vật. Đây là mạng lưới tập hợp các thiết bị thông minh và công nghệ hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao tiếp giữa thiết bị với nhau hoặc đám mây. 

IoT tích hợp vạn vận với mạng kết nối mỗi ngày. Điều này có nghĩa những vật dụng thường ngày như máy rửa mặt, bàn chải đánh răng, điều hòa, máy lạnh, rèm cửa, tủ đựng đồ… đều có thể sử dụng cảm biến để tiến hành thu thập, xử lý và phản hồi người dùng một cách thông minh.

IoT là gì

IIoT là gì?

IIoT – Industrial Internet of Things là một phần của IoT và mang nghĩa internet vạn vật công nghiệp. Thuật ngữ IIoT đề cập đến hàng tỷ các thiết bị, máy móc công nghiệp thực hiện kết nối với internet để thu thập và chia sẻ dữ liệu trong các nhà máy, khu công nghiệp công suất lớn. 

IIoT được sử dụng trong nhà máy để thực hiện hai nhiệm vụ chính. Thứ nhất, IIoT tiến hành thu thập dữ liệu về môi trường và hoạt động trong sản xuất ở thời gian thực và kết nối các máy móc khác nhau. Nhiệm vụ thứ hai, IIoT truyền và có thể thực hiện xử lý thông tin mà chúng nhận được. Từ đó, ban lãnh đạo và những bộ phận có liên quan sẽ đưa ra được quyết định kinh doanh nhanh, chính xác hơn.

Cấu trúc của hệ thống IoT

Cấu trúc hay kiến trúc của IoT gồm 3 lớp là các thiết bị, cấu trúc mạng và công nghệ đám mây cho phép các thiết bị trong IoT giao tiếp với nhau. Các lớp này hỗ trợ thiết bị IoT thông qua hoạt động thu thập, xử lý dữ liệu và phản hồi lại. 

Bên cạnh kiến trúc IoT 3 lớp, nhiều người muốn phân tích IoT theo 5 lớp để không bỏ qua những lớp chính liên quan đến cách IoT sử dụng dữ liệu. Chi tiết kiến trúc 5 lớp của IoT:

  • Lớp nhận thức: Bao gồm các thiết bị IoT vật lý như máy theo dõi sức khỏe, đèn chiếu sáng, xe tự vận hành, hệ thống an ninh… Mỗi thiết bị IoT này sẽ thu thập dữ liệu cần xử lý và mỗi loại sẽ sử dụng các dữ liệu khác nhau.
  • Lớp vận chuyển: Lớp này thực hiện gửi dữ liệu đã thu thập được đến đám mây hoặc thiết bị biên để xử lý. Trong lớp này, thiết bị sử dụng cổng internet để di chuyển dữ liệu đi từ lớp nhận thức đến lớp xử lý. Một số công nghệ được hệ thống sử dụng trong lớp này là mạng di động 4G/ LTE/ 5G, wifi, bluetooth, Zigbee, LoRaWAN, Sigfox, MQTT, AMQP, CoAP, HTTP.
  • Lớp xử lý: Sau khi dữ liệu đến đám mây hoặc thiết bị biên, máy chủ sẽ thực hiện chuyển đổi dữ liệu thành thông tin và tạo ra giá trị.
  • Lớp ứng dụng: Quá trình xử lý thường diễn ra mà không cần sự can thiệp của con người. Tuy nhiên, con người vẫn cần xây dựng bộ quy tắc để máy chủ biết phải làm gì khi các quy tắc được đáp ứng hoặc bị phá vỡ. Nhờ lớp ứng dụng, con người có thể quản lý các thiết bị được tập trung và giảm độ phức tạp. 
  • Lớp nghiệp vụ: Là nơi thông tin được chuyển đổi thành nghiệp vụ thông minh để thúc đẩy quá trình ra quyết định của con người chính xác và nhanh chóng hơn. Nghiệp vụ thông minh được đưa ra dựa vào các báo cáo, bảng điều khiển và các công nghệ tích hợp khác.

IoT hoạt động ra sao?

IoT rộng lớn như vậy thì cách hoạt động của IoT như thế nào? Bạn có thể hình dung ngắn gọn cách IoT hoạt động như sau:

  1. Các thiết bị IoT có phần ứng, ví dụ như cảm biến, chip… để tiến hành thu thập dữ liệu.
  2. Dữ liệu đã thu thập được chia sẻ qua đám mây và tích hợp vào phần mềm phù hợp.
  3. Sau đó, phần mềm tiến hành phân tích và truyền dữ liệu đến cho người dùng thông qua một ứng dụng hay trang web.

Nhìn chung, các thiết bị và đối tượng có cảm biến tích hợp được kết nối với nền tảng IoT thì nền tảng này sẽ thu thập dữ liệu và phân tích để chia sẻ những thông tin giá trị, giải quyết được nhu cầu cụ thể. Nền tảng IoT có thể xác định chính xác những thông tin hữu ích và thông tin nào có thể được bỏ qua an toàn. Từ đó, nền tảng đưa ra được đề xuất và phát hiện sự cố có thể xảy ra.

IoT hoạt động ra sao

Ưu điểm và hạn chế của IoT là gì?

Những ưu điểm hàng đầu của IoT:

  • Giảm thiểu sự can thiệp của con người.
  • Tiết kiệm thời gian làm việc.
  • Tăng cường khả năng thu thập dữ liệu.
  • Cải thiện an ninh qua hoạt động kiểm soát nhà, thành phố tự động.
  • Sử dụng và giám sát tài nguyên hiệu quả.
  • IoT ứng dụng được trong đa dạng lĩnh vực như thiết bị gia dụng, phương tiện giao thông, sản xuất, an ninh, y tế, chăm sóc sức khỏe…

Bên cạnh những lợi ích ở trên, IoT cũng có mặt hạn chế như:

  • Lỗ hổng bảo mật là một trong những rủi ro lớn trong IoT. Rò rỉ dữ liệu cá nhân có thể tạo cơ hội để một vài đối tượng trục lợi.
  • Chi phí triển khai cơ sở hạ tầng IoT để đáp ứng việc vận hành trơn tru không hề nhỏ.
  • Hệ thống IoT phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn điện. Do đó, để ngăn chặn hiện tượng ngắt kết nối, doanh nghiệp cần đầu tư thiết bị UPS để cung cấp điện nhanh chóng khi nguồn điện chính gặp sự cố.

Những lợi ích mà IoT mang lại cho con người

Lợi ích IoT mang lại cho con người:

  • Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên và giảm sức lao động của con người. Nhờ vào IoT, những nhiệm vụ thông thường có thể thực hiện tự động và nguồn nhân lực có thể chuyển sang làm các công việc phức tạp, đòi hỏi kỹ năng cá nhân.
  • Quản lý vận hành hiệu quả như quản lý tồn kho, theo dõi vận chuyển, quản lý phụ tùng, nhiên liệu…
  • Sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực, tài nguyên và tài sản như điện năng, nước.
  • Cải thiện mức độ an toàn trong lao động.
  • Tiếp thị và phát triển kinh doanh toàn diện.
  • Cải thiện dịch vụ và giữ chân khách hàng qua việc thu thập dữ liệu về hành vi, cảnh báo thời gian bảo trì, hết thời gian bảo hành…
  • Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp nhờ ứng dụng được công nghệ cao.

Ứng dụng của IoT hiện nay

Ứng dụng của IoT hiện nay

Ứng dụng của IoT cho doanh nghiệp

Khi tìm hiểu về IoT là gì thì những ứng dụng của IoT cũng được rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới quan tâm. Họ đã ứng dụng IoT vào việc điều hành hệ thống, kênh phân phối và các hoạt động khác liên quan đến doanh nghiệp. Dưới đây là một vài công nghệ của các công ty cụ thể:

  • Công ty Spectralink sử dụng công nghệ liên kết với IoT để hỗ trợ nhân viên cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, bán hàng đa kênh và quản lý cộng tác viên bán hàng. Cụ thể, công ty cung cấp giải pháp cho nhân viên của nhà bán lẻ các thiết bị và ứng dụng được kết nối với nền tảng AMIE của công ty. AMIE của Spectralink cung cấp hệ thống trung tâm để quản lý việc triển khai, phân tích và chẩn đoán và cảnh báo người dùng khi có vấn đề phát sinh.
  • Hệ thống giám sát sản xuất của Amper sử dụng khoa học dữ liệu, máy móc và cảm biến IoT để nâng cao quy trình sản xuất. Các cảm biến được đăng ký nhiều dữ liệu thu thập khác nhau. Các dữ liệu này bao gồm việc sử dụng năng lượng, thời gian ngừng hoạt động của máy… Nhờ đó, chủ doanh nghiệp và người giám sát nhà máy có thể lập kế hoạch lịch trình hoạt động, cắt giảm chi phí không cần thiết và xác định các lĩnh vực tăng trưởng tốt.
  • Các cảm biến của Axzon cung cấp dữ liệu thời gian thực về nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình sản xuất ô tô. Đồng thời, công nghệ bảo trì dự đoán của cảm biến giúp giám sát tình trạng của thiết bị. Từ đó, công nghệ giúp ngăn ngừa hiệu quả những hỏng hóc cũng như hoạt động sửa chữa tốn thời gian. Cảm biến theo dõi nhiệt độ của thiết bị có thể ngăn chặn hiệu quả hiệu tượng quá nhiệt, cuộn dây động cơ nóng chảy…

Ứng dụng của IoT cho con người trong cuộc sống hằng ngày

Công nghệ IoT của các thương hiệu đồ gia dụng, phương tiện giao thông… mang đến nhiều lợi ích trong thực tế đến người dùng. Vậy những ví dụ cụ thể trong cuộc sống hàng ngày về IoT là gì. Những công nghệ nổi trội như là:

  • Dòng thiết bị ThinQ của LG có thể dễ dàng kết nối với Trợ lý Google và Alexa của Amazon. Ứng dụng ThinQ của LG cũng có thể kết nối với các thiết bị để thông báo đến người dùng khi cần bản trì. Các thiết bị đã được tích hợp ứng dụng ThinQ gồm tủ lạnh, máy giặt, máy sấy và lò nướng…
  • Các sản phẩm của Samsung được tích hợp để người dùng kết nối với điện thoại, máy tính bảng hay máy tính một cách dễ dàng. Bạn có thể điều khiển các thiết bị kết nối qua thiết bị di động như lên lịch vệ sinh cho máy hút bụi Jet Cordless Stick hay đóng cửa tủ lạnh Samsung khi cửa vẫn mở.
  • Tesla đã có bước tiến lớn trong thị trường xe điện với khả năng kết nối tính năng thông qua wifi. Bạn có thể truy cập bản đồ, điều hướng chuyển động, phát nhạc, truy cập lịch sử sạc, kiểm soát nhiệt độ, lên lịch dịch vụ và hỗ trợ bên đường…

Những công nghệ IoT hiện nay

Những công nghệ IoT được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:

  • Điện toán biên: Là công nghệ thông minh thực hiện được nhiều tác vụ chứ không chỉ là gửi hay nhận dữ liệu.
  • Điện toán đám mây: Được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và quản lý thiết bị trong cơ sở hạ tầng IoT .
  • Máy học: Là những phần mềm, thuật toán được xây dựng để xử lý dữ liệu và phản hồi ra quyết định dựa trên dữ liệu.
Những công nghệ IoT hiện nay

Tương lai của IoT

Tương lai của IoT được dự đoán là phát triển nhanh chóng hướng đến các lĩnh vực tiêu dùng, thương mại và công nghiệp. Dưới đây là những khía cạnh liên quan trực tiếp đến tương lai của IoT là gì:

  • Các công ty IoT và nền kinh tế: Các doanh nghiệp cung cấp công nghệ IoT đang mở đường cho tương lai với chất thải được giảm thiểu, sử dụng hiệu quả năng lượng và quyền tự chủ cá nhân lớn hơn. 
  • Cải tiến bảo mật IoT: Bằng việc khách hàng được quyền kiểm soát dữ liệu của họ và doanh nghiệp quan tâm đến quyền riêng tư, bảo mật của người dùng.
  • Trí tuệ nhân tạo và IoT: AI cung cấp các ngữ cảnh có thể xảy ra và sáng tạo để thúc đẩy các hành động.

Nội dung bài viết đã mang đến cho bạn đọc thông tin IoT là gì và rất nhiều chủ đề khác có liên quan đến IoT. Công nghệ trên thế giới luôn phát triển không ngừng. Do vậy, bạn cần kịp thời cập nhật những công nghệ mới, hiện đại để bắt kịp xu hướng. Hãy tiếp tục theo dõi Mona Media để có được những thông tin cập nhật mới nhất về công nghệ hiện đại nhé!

>>>XEM THÊM BÀI VIẾT:

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648