1900 636 648

403 forbidden error là một lỗi tương đối phổ biến với những người làm web. Bạn hoàn toàn có thể sửa lại các lỗi này bằng những thao tác cực kỳ đơn giản được giới thiệu ngay trong bài viết dưới đây.

Lỗi 403 forbidden error là gì?

“403 forbidden error” xuất hiện khi bạn truy cập vào những website bị chặn vì nhiều nguyên nhân như link website không kết nối với bất kỳ cơ sở dữ liệu nào, địa chỉ IP của bạn bị chặn truy cập, bạn không có đủ quyền truy cập, bị chặn bởi hosting… 

Lỗi 403 forbidden error

Lỗi 403 forbidden error

Cách hiển thị lỗi 403 forbidden error có sự khác biệt ở từng server. Một vài server còn đặc biệt sử dụng các hình ảnh, thông báo theo cách riêng để hiển thị trang lỗi HTTP 403. Bạn có thể tham khảo một vài cách thông báo 403 forbidden error sau đây:

  • 403 Forbidden
  • HTTP 403
  • Forbidden: You don’t have permission to access [directory] on this server
  • HTTP Error 403 – Forbidden
  • 403 forbidden request forbidden by administrative rules
  • Access Denied You don’t have permission to access

Nguyên nhân gây ra lỗi 403 forbidden error

nguyên nhân gây ra lỗi 403 forbiden cho website

Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi 403 forbiden cho website

Những nguyên nhân cơ bản khiến website gặp lỗi 403 forbidden error khi truy cập bao gồm:

  • Sai cấu hình file .htaccess
  • Sai phân quyền truy cập file, folder
  • Lỗi plugin, plugin không tương thích
  • Việc truy cập yêu cầu một số chứng chỉ về bảo mật và Client certificate
  • Địa chỉ IP bị hạn chế, bị chặn
  • Có quá nhiều người dùng cùng truy cập hoặc số lượng yêu cầu đến từ cùng một địa chỉ IP bị quá tải
  • Công ty hosting của bạn có cập nhật hoặc sửa chữa hệ thống

Ở một số trường hợp ví dụ như do lượng truy cập quá tải, 403 forbidden error xuất hiện mang tính nhất thời. Bạn chỉ cần đợi một khoảng thời gian ngắn và load lại trang là có thể tiếp tục truy cập website. Cùng với đó, bạn cũng nên liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp hosting để xác nhận lại vấn đề sửa chữa, nâng cấp hệ thống. Nếu việc nâng cấp đang được tiến hành thì tình trạng báo lỗi cũng sẽ được khắc phục nhanh chóng.

Khi đã thử khắc phục HTTP 403 theo các cách trên nhưng không đạt được kết quả như mong muốn. Bạn có thể tìm cách sửa lỗi theo hướng dẫn sau đây.

Cách sửa lỗi 403 nhanh và hiệu quả

Để tiến hành sửa lỗi, bạn cần phải truy cập vào hosting control panel. Bạn có thể nhận được hướng dẫn từ công ty cung cấp hosting để truy cập vào phần cài đặt này.

Phương pháp sửa lỗi sẽ được hướng dẫn dựa trên cách sửa lỗi cho website WordPress. Những website khác có thể sử dụng cách thức tương tự để khắc phục lỗi 403 forbidden cho trang web của mình.

cách sửa lỗi 403 forbidden error

Một số cách sửa lỗi 403 forbidden error

Cách 1: Kiểm tra file .htaccess

File .htaccess là một loại file ẩn được sử dụng để cấu hình server website, tinh chỉnh cấu hình cũng như cài đặt web server Apache . Thông thường, bạn sẽ không cần quan tâm quá nhiều đến loại file này nên có khá nhiều người không biết rõ về nó. Trong hầu hết trường hợp, khi bạn dùng cPanel, bạn có thể tìm file trong mục File Manager.

  • Bước 1: Trong hosting Control Panel, chọn mở thư mục File Manager
  • Bước 2: Chọn mục public_html, tìm file có tên .htaccess
  • Nếu bạn gặp trường hợp file bị ẩn, không tìm thấy file, chọn mở phần cài đặt Settings ? Show Hidden Files (dotfiles)

File .htaccess xuất hiện ở mọi website trên nền tảng WordPress. Do đó, nếu bạn không thể tìm thấy file theo các cách ở trên thì nhiều khả năng file đã bị xóa. Bạn nên tự tạo file .htaccess thủ công để tiến hành sửa lỗi 403 Forbidden.

  • Bước 1: Tải file .htaccess về thiết bị và lưu trữ 1 bản backup phòng ngừa
  • Bước 2: Xóa file trên server. (bạn chỉ cần xóa file như thông thường)
  • Bước 3: Truy cập lại website. Nếu website hoạt động bình thường thì lỗi 403 xuất hiện do file .htaccess 
  • Bước 4: Mở WordPress dashboard ? Settings ? Permalinks
  • Bước 5: Nhấn vào Save Changes, không cần thay đổi bất kỳ yếu tố nào trong mục này.

Khi kết thúc quy trình, file .htaccess sẽ được tạo lại cho website. Như vậy, cấu hình server sẽ không bị ảnh hưởng và khắc phục được lỗi truy cập 403.

Nếu phương pháp này không hiệu quả, bạn có thể chuyển sang bước khắc phục lỗi tiếp theo.

Cách 2: Xử lý phân quyền

Cách thứ 2 để khắc phục 403 Error Forbidden là giải quyết vấn đề liên quan đến phân quyền file và folder.

Một files, folder khi mới được tạo ra được phân quyền theo cách mặc định, quyền này cho phép việc đọc, tạo và xử lý các dữ liệu bên trong file, folder. Tuy nhiên, nếu việc phân quyền bị thay đổi, một số đối tượng sẽ bị chặn truy cập website, gây ra lỗi HTTP 403.

Có thể tiến hành đổi quyền file thông qua FTP client hoặc file manager

Hướng dẫn phân quyền qua FTP client:

  • Bước 1: Truy cập vào trang web thông qua FTP client
  • Bước 2: Mở thư mục gốc trong tài khoản hosting
  • Bước 3: Kích chuột phải vào folder public_html ? chọn File Permissions
  • Bước 4: Xem lại mục Apply to directories only, ở ô Number values điền 755, nhấn OK
  •  Bước 5: Đợi việc đổi quyền hoàn tất, lặp lại thao tác ở bước 3, bước 4 nhưng điền 644 vào mục Number values và nhấn OK

FileZilla FTP client cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho người dùng nên việc sử dụng chúng để xử lý phân quyền sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Nếu nguyên nhân gây ra 403 Forbidden error nằm ở việc phân quyền thì sau khi sửa lỗi theo các bước trên website sẽ có thể truy cập bình thường. Trong trường hợp website tiếp tục báo lỗi, bạn có thể chuyển sang sử dụng cách thứ 3.

Cách 3: Vô hiệu WordPress plugins

Khi bản áp dụng cả hai cách đầu tiên mà trang vẫn báo lỗi 403 Forbidden thì khả năng cao lỗi này xuất phát từ plugin (do bản thân plugin hoặc do plugin không tương thích). Để khắc phục lỗi do plugin gây ra, phương án phổ biến nhất là tìm cách vô hiệu hóa plugin. 

Tuy nhiên, sẽ rất khó để xác định chính xác đâu là plugin gây lỗi trong số hàng loạt các plugin được website sử dụng. Vì vậy, bạn sẽ cần vô hiệu hóa toàn bộ và kích hoạt lại từng plugin để rà soát lại.

Bạn cũng có thể sử dụng tài khoản hosting FTP client tương tự như ở cách 2 để thực hiện cách sửa lỗi này. Các bước tiến hành.:

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản hosting và kích vào thư mục chứa file chạy website, thường sẽ có tên là public_html
  • Bước 2: Mở thư mục wp-content ? Chọn thư mục plugin. Đổi lại tên thư mục để vô hiệu hóa plugins
  • Bước 3: Truy cập lại vào website. Nếu bạn thấy việc truy cập diễn ra bình thường thì có nghĩa là plugins bị lỗi.
  • Bước 4: Tiến hành active plugins (kích hoạt lại) từng plugins đi kèm với việc kiểm tra trang web. Khi khởi động vào plugins bị lỗi, trang web sẽ xuất hiện thông báo 403 Forbidden Error như trước đó và bạn có thể xác định chính xác plugins có vấn đề.
  • Bước 5: Xử lý plugin bị lỗi. Bạn có thể update hoặc cài đặt lại các plugin này. 

Về cơ bản, chỉ cần thực hiện theo các bước là bạn có thể giải quyết được báo lỗi 403. Tuy nhiên, dù rất hiếm nhưng nếu tình trạng vẫn không được cải thiện thì bạn nên liên hệ với bên cung cấp hosting hoặc công ty thiết kế website cho bạn để nhờ hỗ trợ.

Mong rằng, với những hướng dẫn chi tiết ở trên, bạn có thể nhanh chóng giải quyết được lỗi 403 Forbidden Error khi truy cập website.

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648