Khái niệm mã nguồn mở xuất hiện khá nhiều trong thiết kế website, lập trình phần mềm hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết chính xác, chi tiết về chúng. Xác định được mã nguồn mở là gì, cũng như tìm hiểu về một số hiểu lầm kinh điển liên quan tới mã nguồn mở để có được thông tin, kiến thức hữu ích và cần thiết cho những thắc mắc của mỗi người.
Mã nguồn mở là gì?
Khái niệm về Open Source
Open Source là phần mềm có bộ source code mà người dùng có thể dễ dàng tải về, tiến hành sửa đổi, hay thực hiện nâng cấp thêm các tính năng cần thiết nhằm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng thực tế của chính mình. Thông thường đây đều là những mã nguồn được phát hành hoàn toàn miễn phí, thuộc quyền sở hữu của những đơn vị, những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghệ. Đôi khi, mã nguồn mở được các lập trình viên phát triển, cung cấp nó với những khác biệt, độc đáo nhất định khi so sánh với phiên bản gốc.
Mã nguồn là phần mềm mà ở đó người dùng máy tính hầu hết đều không thể nhìn thấy. Tuy nhiên, đối với các lập trình viên thì việc truy cập vào mã nguồn, thực hiện những cải thiện bằn cách thêm, bớt, hay chỉnh sửa tính năng, các phần không hoạt động,… theo nhu cầu được thực hiện dễ dàng, chuẩn xác.
Mã nguồn mở trong thiết kế web là gì?
Hiện nay, mã nguồn mở được ứng dụng, sử dụng nhiều để đáp ứng cho nhu cầu thiết kế website. Tạo nên giao diện web ấn tượng, đảm bảo chuẩn SEO, sở hữu nhiều tính năng hữu ích, hỗ trợ tốt cho nhu cầu của người dùng,… khi sử dụng mã nguồn mở một cách hợp lý. Với sự hỗ trợ của mã nguồn mở trong thiết kế web thì việc viết code ngay từ đầu hoàn toàn không cần tiến hành, có thể sử dụng mã nguồn có sẵn, thông qua quá trình thay đổi, thiết kế điều chỉnh cho phù hợp sẽ tạo nên website lý tưởng cho nhu cầu, đòi hỏi thực tế của người dùng.
Tùy thuộc vào yêu cầu, đòi hỏi thực tế mà việc lựa chọn mã nguồn mở để sử dụng cũng có những khác biệt nhất định. Việc thực hiện công bố, đồng thời trao quyền sử dụng của các Open Source đều được cải tiến, nâng cấp thường xuyên, theo những quy định nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng khi sử dụng.
Hiện nay, trong thiết kế trang web có nhiều mã nguồn mở được ứng dụng. Trong đó, tiêu biểu và phổ biến nhất phải kể tới như WordPress, Joomla, Magento, Opencart, Drupal,… Khi thực hiện việc thiết kế và hoàn thiện website đòi hỏi các lập trình viên cân nhắc sử dụng Open Source một cách thích hợp, hợp lý nhất. Việc tạo ra một trang web chất lượng sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn như chúng ta mong đợi.
Những hiểu lầm kinh điển về mã nguồn mở
Những kiến thức, thông tin liên quan tới mã nguồn mở là vô cùng đa dạng. Việc mà chúng ta cần làm là tìm hiểu chi tiết mới giúp bản thân có được những hiểu biết đúng đắn, tránh những lầm tưởng, những hiểu lầm không mong muốn có thể xuất hiện. Từ việc hiểu về Open Source, xác định được những hiểu lầm kinh điển mới giúp việc có được cái nhìn tổng quan, chi tiết được chuẩn xác, đúng đắn hơn.
Mã nguồn mở không an toàn
Một rào cản, ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng Open Source của nhiều công ty chính là việc lầm tưởng nó không hề an toàn, mang nhiều rủi ro nên có khả năng dẫn tới những tác động tiêu cực. Khi mã nguồn mở sẵn sàng công khai, được ứng dụng bởi bất kỳ người dùng nào thì nó cũng tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện những mối đe dọa nhất định từ những hacker. Bởi thế, việc tin tưởng sử dụng mã nguồn mở không đem lại mức độ an toàn cần thiết, khả năng bảo vệ cho người dùng một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã đúng nếu chúng ta có thể phân tích, xem xét nó một cách chi tiết và toàn diện nhất. Thực tế thì khả năng tiếp cận rộng rãi của các Open Source là điều hiển nhiên. Đồng thời, nó cũng có thể tạo được điều kiện giúp cho các developer thực hiện việc phát hiện các lỗ hổng bug hiệu quả. Thế nhưng, thông qua việc phát hiện đó thì cải thiện, nâng cấp để tạo ra sản phẩm tốt hơn, khả năng bảo mật cao hơn là điều mà chúng ta có thể thực hiện được.
Nếu như các phần mềm độc quyền việc tìm kiếm lỗ hổng, xử lý là khá khó khăn. Trong khi đó, với mã nguồn mở việc cùng làm việc trên cùng một mã, với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn những lập trình viên khác nhau thì việc tìm ra vấn đề, giải quyết vấn đề, tạo nên sản phẩm chất lượng là việc dễ dàng thực hiện được. Bởi vậy, quan điểm cho rằng Open Source không mang độ an toàn cao là sai lầm, một lầm tưởng lớn.
Mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí
Với Open Source tức là chúng ta có thể chia sẻ và sử dụng một cách tự do. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể sử dụng chúng hoàn toàn miễn phí. Vì vậy, quan điểm cho rằng mã nguồn mở là miễn phí không hề đúng đắn và chuẩn xác. Bằng chứng là đã có rất nhiều những công ty, những đơn vị có khả năng kiếm tiền, thông qua chính những dự án phần mềm tự do mà mình tạo ra, cung cấp ra thị trường.
Thông thường, đối với mã nguồn mở khi được tung ra thị trường đều được các đơn vị cung cấp kèm theo những bổ sung tính năng, những hỗ trợ hữu ích, hay tạo ra một phiên bản cộng đồng hỗ trợ,… Hiển nhiên, muốn được sử dụng thì người dùng buộc phải chi trả khoản chi phí nhất định.
Những chi phí cho việc phát triển các tính năng hỗ trợ nâng cao, hay bảo trì, hoặc hỗ trợ,… sẽ khiến người dùng phải hao tốn khoản phí nhất định. Vì thế, việc sử dụng phần mềm Open Source dù được coi là tự do song vẫn khiến chúng ta hao tốn khoản chi phí nhất định, không hoàn toàn miễn phí 100% trong nhiều hoàn cảnh.
Công ty phần mềm không sử dụng mã nguồn mở
Xuất hiện từ những năm 1990 và sử dụng rộng rãi cho tới ngay nay là những gì mà Open Source đang làm được. Mã nguồn mở trở nên thông dụng, phổ biến ở các tổ chức lớn nhỏ, tại nhiều lĩnh vực, nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Ngay cả những công ty hoạt động với tôn chỉ coi trọng bảo mật thì dùng mã nguồn mở cũng được cân nhắc như Facebook, Google, Amazon, hay Microsoft,…
Có quá nhiều những công ty phần mềm lớn sử dụng Open Source để hỗ trợ cho công việc của mình. Bên cạnh những công ty phần mềm danh tiếng thì một vài đơn vị nổi tiếng như Sở giao dịch chứng khoán New York, hay Dreamworks, những ngân hàng lớn tại Phố Wall,… đều sử dụng mã nguồn mở một cách phù hợp, hợp lý cho yêu cầu thực tế trong công việc của chính mình. Từ đó có thể thấy được sự cần thiết, cũng như ứng dụng rộng rãi của Open Source.
Mã nguồn mở không được cấp phép hoạt động
Nếu như bạn cho rằng mã nguồn mở khi được cung cấp ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của người dùng là không được cấp phép thì đó thực sự là một lầm tưởng, một sai lầm lớn. Khác biệt so với phần mềm độc quyền là phần mềm mã nguồn mở có giấy phép với các điều khoản sử dụng được quy định đầy đủ và rõ ràng, không phải được cung cấp và mua như một mặt hàng. Giấy phép dành cho mã nguồn mở đều đảm bảo có điều khoản, đồng thời quy định chi tiết về cách sử dụng, hay sửa đổi mã code buộc người dùng phải tuân thủ đầy đủ.
Đơn vị cung cấp Open Source có thể vẫn thực hiện việc tính phí cho giấy phép phần mềm, song vẫn đảm bảo đó là nguồn mở. Miễn phí được áp dụng đảm bảo việc người dùng có thể truy cập tự do, tự thay đổi khi có nhu cầu. Tuy nhiên, bạn buộc phải trả phí nếu muốn có giấy phép mới giúp quá trình sử dụng được hiệu quả và chủ động hơn.
Không được hỗ trợ
Trong số nhiều lầm tưởng thì đây là một sai lầm khá phổ biến, nhiều người có thể mắc phải. Trong khi vấn đề hỗ trợ đối với những công ty lớn là vô cùng cần thiết, quan trọng. Chính vì thế, khi hiểu rằng mã nguồn mở nếu sử dụng không được hỗ trợ vô tình cản trở người dùng ứng dụng Open Source theo nhu cầu, đòi hỏi thực tế.
Trong khi đó, một thực tế là đối với phần mềm hoàn toàn tự do có khả năng cung cấp hỗ trợ, bên cạnh đó có kèm theo những phụ phí nhất định, hoặc cũng có thể là miễn phí tùy thuộc từng hỗ trợ cụ thể. Ngoài ra, chúng ta còn nhận được hỗ trợ trong danh sách thư, hoặc diễn đàn,…
Ngoài ra, theo chai sẽ của Mattlong – CEO tại groovetechnology.com (Best Software Outsourcing Company in Vietnam) khi sử dụng Open Source việc liên lạc với chính nhà phát triển, hoặc người đang làm việc trong dự án để được hỗ trợ khi cần thiết. Một vài mã nguồn mở còn có công ty hỗ trợ riêng, có đường dây nóng làm việc 24/7 để đáp ứng nhu cầu, thắc mắc của người dùng hiệu quả. Sử dụng phần mềm độc quyền hay nguồn mở thì đều có những phương án hỗ trợ riêng, tùy thuộc vào cách thức, giải pháp mà từng công ty đưa ra để có được lợi ích lớn nhất.
Chất lượng không đảm bảo
Một nhầm lẫn khác nữa mà người dùng hoàn toàn có khả năng mắc phải là việc coi mã nguồn mở có chất lượng kém, không thực sự được đảm bảo. Nếu cho rằng những mã nguồn mở có thể sử dụng tự do, cho mọi đối tượng người dùng mà không có sự đảm bảo ở an toàn thông tin là hoàn toàn sai lầm. Bảo mật và an toàn thông tin là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bảo mật mã nguồn không có nghĩa là đảm bảo được vấn đề an toàn, an ninh của thông tin và ngược lại.
Thực tế là khi có nhiều nước hiện nay chứng nhận Open Source an toàn hơn so với những phần mềm độc quyền. Việc có thể giảm được sự phụ thuộc vào tình trạng độc quyền, giúp nhu cầu của người dùng được đáp ứng tốt, với độ an toàn cao là những gì mà mã nguồn mở mang lại. Chính điều đó càng giúp cho phần mềm được đánh giá cao hơn, tin tưởng ứng dụng nhiều hơn và độ tin cậy cao hơn.
Công ty mã nguồn mở không sở hữu tài sản trí tuệ
Đối với mã nguồn mở luôn luôn tuân thủ theo đúng luật về bản quyền không có gì khác biệt so với phần mềm nguồn đóng. Tuy nhiên, điểm khác lớn nhất chính là việc phần mềm nguồn mở sẽ chọn chia sẻ IP của mình với những người khác, thay vì sử dụng độc quyền, phải bỏ tiền mua mới được sử dụng.
Từ đặc trưng đó, chúng luôn được cung cấp nhanh chóng, ứng dụng rộng rãi và trở nên phổ biến hơn. Sẽ chẳng có tổ chức, công ty nào có khả năng kiểm soát được giá, dịch vụ cho những mã nguồn mở. Sự xuất hiện của Open Source đảm bảo cho các doanh nghiệp, cho các cá nhân khi có nhu cầu sử dụng được hỗ trợ hiệu quả, với mức chi phí tốt nhất. Song hiển nhiên, những công ty mã nguồn mở sở hữu tài sản trí tuệ, theo đúng luật bản quyền mà không có bất kỳ những ảnh hưởng, sai sót nào có khả năng xuất hiện.
Thường phức tạp và kỹ thuật
Khi mã nguồn mở mới được cung cấp, mới chính thức xuất hiện trên thị trường thì nó bị đánh giá quá kỹ thuật, quá phức tạp. Chính vì thế, họ luôn coi Open Source chỉ phù hợp với những lập trình viên chuyên nghiệp mới có khả năng sử dụng. Tuy nhiên, quan điểm này thực sự là một lầm tưởng, là hoàn toàn sai lầm.
Mỗi người dùng có thể đang sử dụng rất nhiều những phần mềm được ứng dụng mã nguồn website mở. Đó có thể là trình duyệt web trên Google Chrome, hay Firefox,… hay tới những phần mềm chụp ảnh kỹ thuật số, tạo video, trò chơi,… Sự xuất hiện của các phần mềm sử dụng mã nguồn mở hiện nay vô cùng phong phú. Bởi thế, nó trở nên phổ biến, có thể phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi thực tế của nhiều người dùng mà không chỉ những lập trình viên.
Phần mềm mã nguồn mỡ hiện hữu phổ biến, một cách thông dụng hàng ngày. Và hiển nhiên, việc sử dụng có thể phù hợp với mọi người dùng, ngay cả đối với những người không thực sự chuyên nghiệp, không hoạt động trong lĩnh vực lập trình. Điều đó có thể cho thấy được sự quan trọng, cần thiết và phổ biến của mã nguồn mở trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.
Open Source là xu hướng nhất thời
Xuất hiện chính thức từ những năm 1990 trở lại đây. Điều đó chứng tỏ mã nguồn mở đã hình thành, phát triển được gần 30 năm. Nó cho thấy được sức sống bền bỉ, dài lâu của Open Source. Việc Open Source được thương mại hóa ngày càng nhiều, đồng thời có sự tăng trưởng, phát triển qua các năm. Điều đó cho thấy được sức ảnh hưởng, tầm quan trọng của Open Source.
Bởi thế, đối với những tư tưởng, quan điểm cho rằng Open Source chỉ là một xu hướng, một mốt nhất thời là hoàn toàn sai lầm. Với sức sống bền bỉ, ngày càng phát triển đa dạng, và được ứng dụng nhiều hơn chúng ta có thể thấy được ý nghĩa của phần mềm mã nguồn mở trong thời đại công nghệ thông tin. Nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, chúng ta cần sử dụng mỗi ngày và đôi khi cũng không thể nhận biết được. Chắc chắn, trong tương lai thì Open Source còn được ứng dụng nhiều hơn, với sự phát triển mạnh mẽ, lớn mạnh hơn.
Khó khăn trong việc chọn mã nguồn mở phù hợp
Hiện nay, phần mềm mã nguồn mở xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong nhiều lĩnh vực cho nhiều nhu cầu khác nhau. Chúng ta có thể tìm kiếm trên nhiều website cung cấp, kho phần mềm của hệ điều hành Android, hay trong tiện ích của các bản phân phối Linux,… Thực hiện thao tác tìm kiếm trên công cụ Google theo nhu cầu chúng ta có thể có được Open Source thích hợp theo nhu cầu, đòi hỏi thực tế của chính mình.
Với sự phát triển của các website dành riêng cho Open Source, trên một nền tảng cụ thể, hay trên cả Microsoft thì việc tìm kiếm, lựa chọn được mã nguồn phù hợp không khó, không quá phức tạp. Xác định nhu cầu thực tế, tiến hành tìm kiếm chuẩn xác sẽ giúp chúng ta nhận về những kết quả thích hợp. Với phần mềm mã nguồn mở lý tưởng được lựa chọn và đưa vào sử dụng thì việc ứng dụng có khả năng đem lại lợi ích lớn nhất, thiết thực nhất.
Khi phần mềm mã nguồn mở – Open Source được sử dụng ngày càng nhiều, sức ảnh hưởng càng lớn thì mối quan tâm tới nó càng gia tăng. Trong thực tế, có khá nhiều những lầm tưởng, những quan điểm sai lầm liên quan tới mã nguồn mở mà mỗi người có thể đối mặt. Bởi vậy, tìm hiểu để có những thông tin hữu ích, thấy được những sai sót trong quan điểm của bản thân. Hiểu chính xác về mã nguồn mở mới giúp việc đưa ra đánh giá, hay ứng dụng theo nhu cầu được chính xác và hợp lý hơn.
Tham khảo: Thiết kế website bằng WordPress chuyên nghiệp