1900 636 648

React Native được hiểu một cách nôm na chính là công nghệ được tạo ra bởi Facebook và nó cho phép những developer dùng JavaScript có thể làm ra các mobile apps trên cả iOS và bao gồm Android một cách mượt mà. Đây cũng chính là lý do mà mã nguồn mở này đang được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu trong thời gian hiện tại. Trong bài viết dưới đây của Mona Media sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm React Native là gì cũng như các nguyên tắc hoạt động của nó, hãy cùng tìm hiểu nhé!

React Native là gì?

React Native chính là một framework được phát triển bởi công ty công nghệ nổi tiếng là Facebook. Mục đích chính là giải quyết các bài toán hiệu năng của Hybrid cũng như bài toán chi phí nhằm tối ưu quá trình viết nhiều loại ngôn ngữ native cho riêng các nền tảng di động.

Chúng ta sẽ xây dựng ứng dụng Native và xây dựng ứng dụng theo một cách đa nền tảng (multi-platform) chứ không phải chỉ là một “mobile web app”, “HTML5 app”, hay là một “hybrid app”, bên cạnh đó nó còn build được trên iOS và Android.

react native là gì

Thậm chí, nền tảng này còn giúp giảm chi phí recompile của Native thông qua việc sử dụng Hot-Loading. Điều này có nghĩa là không cần phải xây dựng lại ứng dụng từ đầu do đó việc chỉnh sửa được diễn ra nhanh chóng. Nó giúp cho các dev có thể thấy được những chỉnh sửa một cách nhanh chóng và trực quan.

Hơn thế nữa, trên nền tảng React Native chỉ cần sử dụng JS để phát triển ra một ứng dụng di động một cách hoàn chỉnh, cùng lúc đó có thể giải quyết được các vấn đề mà Native App gặp phải. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với code native như Swift, Java,…

Lịch sử ra đời của React Native

Vào năm 2012 Mark Zuckerberg đã từng phát biểu, “Sai lầm lớn nhất của chúng tôi khi làm công ty là dựa trên quá nhiều HTML hơn là môi trường phát triển gốc”. Do đó ông từng hứa rằng Facebook sẽ sớm cung cấp một trải nghiệm di động tốt hơn.

Tiếp đến, kỹ sư Jordan Walke của Facebook đã tìm ra cách build những thành phần UI cho hệ điều hành iOS bằng một luồng JavaScript. Họ còn quyết định tổ chức ra cuộc thi Hackathon để hoàn thiện nguyên mẫu của hệ thống nhằm xây dựng những ứng dụng di động gốc (Native App) bằng công nghệ này.

Sau bao tháng phát triển, Vào năm 2015 Facebook đã phát hành ra phiên bản đầu tiên cho React Native. React Native ra đời với mục đích phát triển ứng dụng nhóm cùng với ứng dụng quản lý quảng cáo của họ.

mark zuckerberg

React Native hoạt động ra sao?

Nhắc đến nguyên tắc hoạt động React Native gần như giống với React trừ việc là nó hiện tại không thực hiện thao tác cùng với DOM qua DOM ảo. React Native đang chạy 1 quá trình xử lý nền trực tiếp ngay ở thiết bị đầu cuối và giao tiếp cùng với nền tảng góp phần bởi cầu trung gian, theo đợt và có sự bất đồng bộ. Quá trình xử lý nền này được phiên dịch JavaScript và nó được viết bởi những nhà phát triển.

Những thành phần React này sẽ bao bọc mã gốc và tương tác cùng với API gốc thông qua mô hình Javascript cũng như UI khai báo của React. Qua đó, giúp cho quá trình phát triển ứng dụng dành cho các nền tảng trở nên nhanh hơn. Bên cạnh đó, hiện tại React Native không dùng HTML mà thay vào đó là sử dụng các thành phần khác nhờ vào luồng Javascript.

Những ứng dụng được viết bằng React Native

React Native ngày càng trở nên hữu dụng. Bởi nó tận dụng lại được code cũng như tiết kiệm thời gian build ứng dụng trên những nền tảng khác nhau mang đến nhiều lợi ích đến bên thiết kế và cả người dùng. Một số các ứng dụng nổi tiếng được những công ty tận dụng framework để sản xuất, điển hình là những ứng dụng như: Facebook, Skype, Instagram, Walmart, Airbnb và SoundCloud Pulse,…

Những điểm hấp dẫn khi dùng React Native

Với những thông tin tổng quan về khái niệm React Native kể trên. Trong phần này sẽ nói đến những điểm hấp dẫn nhờ đó mà React Native ngày càng thu hút cụ thể như sau:

Thời gian học ngắn

thời gian học react native tương đối ngắn

Một trong các lý do khiến cho lập trình mobile app tiêu tốn nhiều thời gian và rất khó khăn chính là do thực tế phải tìm hiểu về hai hệ sinh thái khác biệt hoàn toàn. Ví dụ với lập trình app iOS thì cần phải học Cocoapods, Objective-C hay Swift. Đối với Android thì cần thiết phải học Android SDK và Kotlin hay Java. Đối với những ai đã từng trải nghiệm viết code cùng với 3 ngôn ngữ này sẽ biết được rằng sẽ tốn nhiều thời gian của bạn và không có bất cứ một ngôn ngữ nào đang hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, dev phải luôn cập nhật các tính năng của các hệ sinh thái mới nhất.

Tuy nhiên, nếu sử dụng React Native, thì phần lớn thời gian của bạn chỉ cần phải học trong một bộ công cụ. Mặc dù, có rất nhiều thử để làm quen ví dụ như React Native, Node hoặc JavaScript,… tuy nhiên, thực tế chỉ có một công cụ duy nhất phải học.

Có thể sử dụng lại mã

Đây là khả năng đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình lập trình phần mềm, do đó khi có thể sử dụng lại code React Native sẽ là công cụ tốt.

Tuy nhiên trên thực tế luôn có một vài UI code thông dụng được chia sẻ chung cùng với toàn bộ logic. “Có thể chia sẻ code”  chính là tính năng có nhiều ưu điểm nổi bật cụ thể như: các tính năng ở cả hai platforms sẽ tương tự như nhau, ít bugs hơn cũng như duy trì ít code hơn và tận dụng tốt nguồn nhân lực,…

Viết một lần ứng dụng cho nhiều nơi

Ngay sau khi Facebook tạo ra React Native, nhằm giúp cho các dev chỉ cần học một lần duy nhất nhưng có thể sử dụng được cho mọi platform.

Do đó tất cả các code của iOS và Android đang sử dụng chung bộ công cụ cần tránh ý tưởng có 1 team dev làm ứng dụng dành cho hai platform là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, một điều rất ít khi xảy ra là có rất ít dev lập trình cả 2 nền tảng Android và iOS.

Tính phổ biến ngày càng tăng

Điểm hấp dẫn tiếp theo chính la React Native đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó được rất nhiều các developer đóng góp để có thể làm React Native trở nên tốt hơn. Đặc biệt là nó đã được hỗ trợ và tạo ra bởi tên tuổi Facebook. Đây chính là một cộng đồng đang phát triển rất mạnh mẽ và lớn mạnh trên thị trường.

tính phổ biến tăng

Tự động tải lại đơn giản

Thông thường thói quen của các dev khi thực hiện code chính là test những thay đổi trong mỗi một lần code được viết. Để thực hiện được điều này thì ứng dụng cần được đóng gói lại cũng như cài đặt hay trong một simulator hay trên một thiết bị thật sự.

Tuy nhiên, khi đến với React Native thì phần lớn thời gian sẽ không cần tổng hợp lại app mỗi khi có sự thay đổi. Theo đó, chỉ cần làm mới lại app trong emulator, simulator, hoặc thiết bị. Thậm chí nó còn có tính năng là Livereload để refresh ứng dụng tự động mỗi khi phát hiện code có một sự thay đổi.

Mã nguồn mở

Sở hữu mã nguồn mở, hiện tại React Native vẫn là một công nghệ được nhiều người dùng sử dụng. Bên cạnh đó vẫn còn có những tính năng có sẵn ở những lập trình native và vẫn chưa được sử dụng cùng với React Native. Tuy nhiên điều đó không phải là vấn đề. Tóm lại, React Native đang là giải pháp vô cùng tuyệt vời dành cho phát triển ứng dụng ngay trên di động.  Tuy nhiên, nó vẫn có một vài hạn chế trên thị trường cụ thể ở phần tiếp theo.

react native open source

Những điểm hạn chế của React Native

  • Nó vẫn còn đang thiếu các component quan trọng. Do đó, cũng đã dần có thêm các cập nhật mới.
  • Không xây dựng app iOS trên Linux và cả Window được: bởi theo như yêu cầu từ iOS thì tất cả các app iOS cần được dùng nhiều cert, native libs,… đến từ Xcode.
  • React Native hiện tại không thể nào xây dựng được các ứng dụng có tính phức tạp cao, trong trường hợp nếu như không biết Objective-C/Swift. Cụ thể tính phức tạp chính là ứng dụng cần chỉnh sửa các component. Để có thể viết được một ứng dụng native dựa vào javascript thì cần có sẵn các component được viết từ Objective-C/ Swift (iOS) hay Java (Android) để có thể sử dụng.
  • Không thể sử dụng cho viết code game bởi vì cách chơi phức tạp cũng như có tính đồ họa cao.
  • Sử dụng ES2015/ES6 do vậy từ năm 2015 đây là cấu trúc mới dành cho Javascript. Vì do nó khá mới trong cấu trúc nên người dùng có thể chưa quen và dẫn đến khó khăn trong quá trình tiếp cận.

Cơ hội việc làm của lập trình viên React Native

Trong xu hướng phát triển công nghệ số mạnh mẽ như ngày nay, ngành IT cũng đang là một trong những ngành “hot”. Không chỉ nó hot bởi xu thế hiện nay, mà nó còn có thu nhập khủng. Lập trình viên về React Native cũng vậy. Cùng với job description “khó nhằn”, thì mức lương của nghề cũng rất xứng đáng rơi vào khoảng 15-30 triệu vnđ/tháng. Mức lương có thể cao hơn nữa do tuỳ vào quy mô công ty cũng như năng lực của mỗi cá nhân.

cơ hội việc làm của lập trình viên react native

Một số yêu cầu cơ bản của công việc lập trình viên React Native chính là:

  • Có cho mình lợi thế về IT như kinh nghiệm lập trình trên Hybrid App hay Native App
  • Sử dụng thành thạo ngôn ngữ React Native
  • Có kiến thức nền tảng tốt đối với lập trình OOP, cũng như mô hình MVC
  • Có kiến thức của Data Structures, Algorithm, Design pattern, Multi threading,…
  • Khả năng tối ưu cơ sở dữ liệu
  • Kỹ năng phân tích và tư duy các con số một cách logic và nhanh nhẹn
  • Thái độ làm việc tốt có trách nhiệm và cầu tiến,…

Nếu bạn đang cần tìm việc làm lập trình React Native, có thể tham khảo từ các nguồn tuyển dụng đáng tin cậy.

Thông qua bài viết trên Mona Media đã cung cấp tất cả những thông tin tổng quát liên quan tới React Native là gì. Có thể thấy, React Native là công nghệ cho phép các dev dùng JavaScript để có thể làm mobile apps trên cả iOS cũng như Android mượt mà giống native. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn cũng như giúp bạn có được một lộ trình học đạt kết quả cao.

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648