1900 636 648

Subheading được đánh giá là yếu tố đóng vai trò là quan trọng trong việc giúp nội dung bài viết trở nên chặt chẽ, logic và chuẩn SEO hơn. Nhưng để hiểu tổng quát về loại tiêu đề phụ này thì không phải SEOer nào cũng biết hết. Ở bài viết hôm nay, MONA sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Subheading là gì? Cũng như vai trò và hướng dẫn chi tiết cách tối ưu thẻ Subheading hiệu quả ngay dưới đây.

Subheading là gì?

Subheading là gì

Subheading, hay còn gọi là tiêu đề phụ, là những tiêu đề nhỏ hơn nằm trong bài viết, được đặt sau tiêu đề chính (H1) và trước các tiêu đề phụ cấp thấp hơn (H2, H3, H4,…).

Subheading đóng vai trò phân chia nội dung thành các phần nhỏ, dễ tiếp nhận, đồng thời làm nổi bật những ý chính quan trọng. Thông thường, Subheading được viết bằng cỡ chữ nhỏ hơn tiêu đề chính và in đậm, nhằm phân cấp chính phụ, giúp bài viết có bố cục rõ ràng và dễ hiểu hơn.

Theo đó, Subheading có thể sử dụng các từ ngữ mô tả để tóm tắt nội dung của phần tiếp theo bằng cách đặt câu hỏi khơi gợi sự tò mò, hoặc hoặc sử dụng các câu có nhiều từ ngữ mạnh để thu hút người đọc. Đồng thời, một bài viết thường sẽ có nhiều H2, H3 để cung cấp thông tin chi tiết về chủ đề chính của bài.

Để dễ hình dung Subheading là gì? Bạn hãy xem ví dụ mà MONA chia sẻ bên dưới:

Tiêu đề chính (H1): Cách chọn mua điện thoại thông minh phù hợp

  • Subheading (H2): Xác định nhu cầu sử dụng 
    • Subheading (H3): Mục đích sử dụng
    • Subheading (H3): Tính năng mong muốn
  • Subheading (H2): Lựa chọn phân khúc giá 
    • Subheading (H3): Các mức giá phổ biến
    • Subheading (H3): Xác định ngân sách phù hợp
  • Subheading (H2): So sánh các thương hiệu
    • Subheading (H3): Đánh giá ưu và nhược điểm của từng thương hiệu
    • Subheading (H3): Lựa chọn thương hiệu phù hợp

Tầm quan trọng của Subheading

Nếu một cuốn sách cần phải có tiêu đề, các chương và các mục lớn nhỏ thì tương tự, một bài viết trên website của bạn cũng cần phải có các Subheading và Heading để giúp người đọc dễ dàng trong việc đọc và tìm kiếm thông tin hơn. Tuy chỉ là những dòng chữ ngắn gọn nhưng Subheading có thể chiếm đến 80% thứ hạng của bạn trên SERPs và thời gian on Site của người đọc.

Về chi tiết, hãy cùng MONA điểm qua những ưu điểm nổi bật mà Subheading mang lại cho website của bạn:

Đối với SEO

Tiêu đề phụ tốt giúp bài viết được Google index nhanh hơn

Không phải lúc nào bot Google cũng xác định được nội dung chính hay từ khóa chính trong bài viết. Đặc biệt là trong những trường hợp từ khóa phụ xuất hiện nhiều hơn từ khóa chính, khiến bot Google nhầm lẫn, ảnh hưởng đến việc thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng bài viết. Lúc này, Subheading sẽ giúp Google dễ dàng phân biệt các phần nội dung và đánh giá cao nội dung bài viết hơn. Có thể thấy, việc sử dụng Subheading đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu SEO, giúp bài viết của bạn tăng thứ hạng trên SERPs (trang kết quả tìm kiếm).

Hơn nữa, Subheading còn giúp chia nhỏ nội dung dài thành các phần dễ đọc, giúp tăng trải nghiệm người dùng và khiến họ ở lại trang lâu hơn. Bên cạnh đó, Subheading cũng giúp gia tăng Anchor Text và nhấn mạnh từ khóa trọng tâm cho trang chính, từ đó hỗ trợ tối ưu SEO Onpage cho website hiệu quả hơn.

-> Khám phá thêm: Hướng dẫn cách giúp website được Google index nhanh hơn

Đối với người đọc

Subheading giúp phân chia bố cục bài viết và giúp người đọc dễ hiểu nội dung hơn

Thông thường, người đọc sẽ có xu hướng quét lướt nội dung thay vì đọc từng chữ. Lúc này, Subheading sẽ đóng vai trò như một “hướng dẫn viên“, giúp họ nhanh chóng nắm bắt ý chính của từng phần, từ đó quyết định xem có nên đọc vào chi tiết hay không.

Chẳng hạn, khi bạn biết một bài báo thật dài, người đọc có thể chỉ lướt qua tiêu đề và các Subheading xem bài viết có đề cập tới cái mà họ quan tâm hay không? Nếu tiêu đề và Subheading đủ hấp dẫn thì người đọc sẽ ở lại đọc tiếp bài viết của bạn.

Ngoài ra, các tiêu đề phụ còn giúp người đọc có thể dễ dàng theo dõi, ghi nhớ thông tin và khiến cho nội dung được phân rõ ràng theo từng mục. Nhờ vậy giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng cơ hội để “giữ chân” người đọc ở lại bài viết của bạn lâu hơn.

4 Yếu tố cốt lõi tạo nên Subheading

4 yếu tố cốt lõi khi tạo thẻ tiêu đề phụ

Subheading dù đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa nội dung website, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt ý chính và công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc bài viết. Tuy nhiên, khi người làm SEO sử dụng Subheading không đúng cách có thể gây tác dụng ngược với chính website của họ.

Về chi tiết, MONA đã liệt kê 4 yếu tố chính giúp tạo nên Subheading hiệu quả và tối ưu ở dưới đây, bạn chỉ cần làm theo là có thể giúp website lên top dễ dàng:

  • Sử dụng từ đúng: Thay vì sử dụng từ ngữ bừa bãi, bạn hãy chọn lọc những từ phù hợp nhất với nội dung và chủ đề bài viết. Một số gợi ý từ “Big List of 189 Words That Convert” của Buffer bao gồm: đáng chú ý, giật gân, cải tiến, tuyệt vời,….
  • Độ dài cần phải phù hợp: Độ dài ý tưởng cho những tiêu đề phụ này là từ 10 đến 30 ký tự. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và tránh các thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu.
  • Cung cấp thông tin phù hợp với bài viết: Trong subheading, bạn không nhất thiết phải giải thích thật kỹ, mà hãy khiến họ tò mò muốn tìm hiểu thêm về bài viết. Subheading tốt sẽ góp phần giúp người đọc sẵn sàng nhấp vào CTA.
  • Câu từ thuyết phục: Bạn cần phải sử dụng Subheading một cách chính xác với mục tiêu đã đề ra để người xem trở thành khách hàng tiềm năng.

Cách tối ưu hóa thẻ Subheading hiệu quả

Cách tối ưu subheading hiệu quả

Dù thẻ Subheading sẽ giúp cấu trúc câu rõ ràng, tăng thứ hạng SEO và giảm tỷ lệ thoát trang. Nhưng để đạt được hiệu quả đó, bạn cần phải biết cách tối ưu hoá thẻ Subheading đúng cách. Thông thường, thẻ Subheading được đánh dấu bằng thẻ Heading từ H1 đến H6. Mỗi loại thẻ sẽ có vai trò và cách sử dụng riêng, cụ thể như sau:

  • Thẻ Heading 1 – H1: Đây là là thẻ Heading quan trọng nhất trong một bài Content Marketing/ Content SEO. Khi viết H1 bạn cần lưu ý phải viết khái quát toàn bộ bài viết để người đọc có thể hình dung được bài viết sẽ giải quyết được vấn đề gì cho người đọc từ đó họ sẽ quyết định ở lại đọc bài viết của bạn.
  • Thẻ Heading 2 – H2: Tuy đây chỉ là một thẻ heading phụ, nhưng đối với những ai đã từng làm SEO hoặc admin website thì chắc chắn sẽ rất rõ tầm quan trọng của thẻ heading này. Theo đó, heading 2 sẽ hỗ trợ bài viết được phân chia bố cục rõ ràng theo từng ý chính để người dùng dễ đọc hơn.
  • Thẻ Heading 3 – H3: Thẻ H3 thường được sử dụng để bổ trợ thêm cho các tiêu đề heading 2 một cách rõ ràng hơn. Thẻ heading 3 cũng được sử dụng khá nhiều trong các bài viết.
  • Thẻ Heading H4 – H5 – H6: Các thẻ H4 – H5 – H6 chỉ dành cho những bài viết chuyên sâu có tính chất học thuật cao cần phân chia ra nhiều Heading để người xem dễ đọc. Tuy nhiên, những bài viết theo dạng Content SEO chỉ giao động từ 2000-3000 từ nên không nhất thiết phải sử dụng các thẻ này.

Những lưu ý khi tạo thẻ Subheading

Những lưu ý khi tạo thẻ tiêu đề phụ

Để tạo ra những thẻ Subheading hiệu quả, thu hút người đọc và tối ưu hóa cho SEO, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Tránh nhồi nhét từ khóa: Việc cố tình nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào Subheading không chỉ khiến câu văn trở nên gượng gạo, khó đọc mà còn ảnh hưởng đến thứ hạng website trên SERPs. Thay vào đó, bạn chỉ cần tập trung tạo ra những Subheading tự nhiên, súc tích và mô tả chính xác nội dung của bài viết.
  •  Không ẩn text: Việc ẩn text hoặc sử dụng các ký tự đặc biệt trong thẻ Subheading là hành vi gian lận SEO và có thể bị Google phạt. Hãy đảm bảo rằng tất cả nội dung trong Subheading đều dễ đọc và dễ hiểu đối với người dùng.
  • Chỉ sử dụng một Heading 1: Mỗi bài viết chỉ nên sử dụng tối đa 1 thẻ Heading 1 để làm tiêu đề chính. Việc sử dụng quá nhiều Heading 1 có thể khiến bot Google không biết đâu là tiêu đề chính của bài viết, ảnh hưởng đến thứ hạng SEO.
  • Sử dụng font chữ nhất quán: Nên sử dụng font chữ nhất quán cho tất cả các thẻ Subheading trong cùng một bài viết để tạo sự chuyên nghiệp và đồng nhất. Bởi việc sử dụng quá nhiều font chữ khác nhau có thể khiến bố cục bài viết trở nên rối mắt và khó chịu cho người đọc.

-> Xem thêm: Mật độ từ khóa tốt nhất cho SEO website là bao nhiêu?

Trên đây, là những thông tin về Subheading là gì? Cũng như vai trò của Subheading đối với việc SEO. Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích trong việc tối ưu SEO cho chính website, doanh nghiệp của bạn. Đừng quên liên hệ với MONA qua Hotline: 1900 636 648 khi có nhu cầu triển khai dịch vụ SEO hoặc những giải pháp Digital Marketing, giải pháp phần mềm, giải pháp hạ tầng, thiết kế website,… các chuyên gia của MONA sẽ tư vấn cho bạn chi tiết nhất!

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648