1900 636 648

SWOT là gì? SWOT là công cụ giúp doanh nghiệp nắm bắt và đưa ra các phương án, chiến lược kinh doanh hoặc tiếp thị hiệu quả hơn. Áp dụng thành công mô hình này sẽ giúp bạn nhận biết được điểm mạnh, yếu và tìm kiếm cơ hội đưa doanh nghiệp phát triển lên bước tiến mới. Để hiểu rõ hơn về mô hình này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Mona Media nhé!

Mô hình SWOT là gì

SWOT là mô hình được tạo thành bởi 4 yếu tố: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây được xem là công cụ giúp phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá rủi ro, đồng thời đưa ra định hướng phát triển mới cho doanh nghiệp trong tương lai. Hiện tại, SWOT đã được áp dụng nhiều trong quy trình lập kế hoạch, xây dựng chiến lược và đánh giá đối thủ cạnh tranh….

Được biết, mô hình SWOT được phát minh bởi Albert Humphrey vào những năm 1960 – 1970. Đây là sản phẩm của quá trình nghiên cứu do đại học Stanford (Mỹ) thực hiện. Mãi đến năm 2004, SWOT mới được chính thức hoàn thiện và ứng dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Nhờ vậy mà nhà quản lý có thể nhận diện mục tiêu phát triển của công ty mà không cần tư vấn hay các nguồn lực tốn kém khác.

swot là gì

Các yếu tố liên quan đến mô hình SWOT

Khi ứng dụng ma trận SWOT, nhà quản lý sẽ phải đánh giá các yếu tố một cách khách quan, trung thực mới mang lại hiệu quả cao nhất.

Xác định điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp

  • Điểm mạnh là những đặc điểm, dự án hay lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp đang sở hữu. Khi nhìn nhận được chính thế mạnh của mình, bạn sẽ nhận ra được giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đang có. Bạn cũng cần đánh giá thêm về đối thủ của mình để tìm ra ưu thế vượt trội khiến khách hàng phải quan tâm đến thương hiệu của bạn.
  • Điểm yếu là những thiếu sót, nhược điểm mà doanh nghiệp cần thay đổi để phát triển. Hãy thành thật với những điểm yếu mà đơn vị đang có, đồng thời, tìm ra giải pháp để khắc phục trở ngại này.

Cơ hội trong SWOT là gì?

Cơ hội là những thứ mà doanh nghiệp bạn đang có, là tiền đề để bạn có thể phát triển, ví dụ như lượng khách hàng ổn định, xu hướng công nghệ và thị trường… Cơ hội có thể được nhìn nhận dựa trên thế mạnh của doanh nghiệp.

Nguy cơ là yếu tố cuối cùng trong mô hình SWOT, thể hiện tính rủi ro hay rào cào ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Rủi ro gồm nhiều yếu tố như đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi về luật pháp cũng như khả năng tài chính… Nguy cơ là thứ bạn không thể kiểm soát được, thay vào đó bạn chỉ có thể đưa ra các phương án dự phòng nhằm giảm thiểu rủi ro.

Ưu nhược điểm của mô hình SWOT

SWOT sở hữu 3 ưu điểm lớn bao gồm:

  • SWOT giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản chi phí không hề nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển.
  • SWOT đưa ra những kết quả chính xác dựa trên điểm mạnh, điểm yếu và những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt. Đây là tiền đề giúp doanh nghiệp đề ra giải pháp cụ thể giúp giải quyết rủi ro.
  • SWOT sẽ giúp doanh nghiệp tạo lập những ý tưởng mới để giải quyết vấn đề rủi ro mà đơn vị đang gặp phải.
ưu điểm của swot

Bên cạnh đó, SWOT cũng tồn tại một số nhược điểm mà bạn phải cân nhắc khi áp dụng nó:

  • Kết quả phân tích luôn mang tính tổng quát, chưa có sự tìm hiểu, mày mò chuyên sâu. Đa phần các nghiên cứu đều đơn giản và không có ý kiến phản biện nên độ xác thực chưa cao.
  • SWOT không chỉ tập trung vào 4 yếu tố chính mà còn phải sử dụng nhiều yếu tố bổ trợ. Việc nghiên cứu SWOT tốn khá nhiều thời gian vì được thực hiện thủ công.
  • Các thông tin được cung cấp bởi SWOT cũng chưa thực sự khách quan cho nên bạn cần cân nhắc kỹ khi sử dụng mô hình này để đánh giá chung về tiến trình phát triển của doanh nghiệp.

Lợi ích mô hình SWOT mang lại cho doanh nghiệp

SWOT có tác động rất lớn đến quá trình nhìn nhận và đánh giá giá trị của doanh nghiệp. Mô hình phân tích SWOT đã giúp cho các nhà quản lý hiểu rõ về tình hình của doanh nghiệp, nguồn lực và lợi thế kinh doanh. Thêm nữa, SWOT đã cho doanh nghiệp thấy được những rủi ro mà họ có thể gặp phải trong tương lai, từ đó, đưa ra phương án dự phòng tốt nhất. Một cái nhìn tổng quan được thiết lập là tiền đề hình thành bản kế hoạch chất lượng tạo bước đệm cho doanh nghiệp phát triển sau này.

Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp đã nhìn nhận được vấn đề của họ thông qua mô hình SWOT là gì.

Ví dụ: Chuỗi cafe Starbucks là thương hiệu đồ uống nổi tiếng đến từ Hoa Kỳ. Trải qua một thời kỳ kinh doanh đầy huy hoàng, họ chợt nhận ra họ đã gặp vấn đề lớn trong quá trình kinh doanh khi phân tích SWOT. Cụ thể hơn:

  • Strengths: Starbucks có điểm mạnh là lượng khách tiêu thụ lớn và thường xuyên, khách hàng được mua hàng qua thẻ và tích điểm thưởng nhằm tạo ra giá trị thương hiệu tốt.
  • Weeknesses: Điểm yếu lớn nhất mà họ đang gặp phải chính là hiện tượng bão hòa và mất đi vị trí độc quyền trong lòng người dùng.
  • Opportunities: Cơ hội của họ được tạo ra khi họ mở rộng hoạt động của mình, khiến Starbucks không chỉ là thương hiệu cà phê chỉ có ở Mỹ mà có thể thưởng thức trên toàn thế giới.
  • Threats: Thách thức mà họ gặp phải chính là việc họ có đủ sức mạnh để tạo ra loại cà phê có đủ ảnh hưởng lớn khi đã có quá nhiều thức uống hay ho khác dần ra đời. Đồng thời, nguy cơ tăng giá cà phê, thương hiệu bị sao chép bởi nhiều đối thủ cũng khiến đơn vị phải đối mặt với nhiều thách thức mới.

Các bước phân tích SWOT hiệu quả

Phân tích SWOT là gì cần được thực hiện bằng 7 bước cơ bản dưới đây. Lưu ý, bạn không nên rút ngắn giai đoạn vì điều này rất dễ ảnh hưởng đến kết quả chung.

Bước 1. Xác định đúng mục đích

xác định mục tiêu

Phân tích SWOT nhằm phục vụ mục đích gì? Đây là thông tin đầu tiên mà bạn phải nắm khi thực hiện thiết lập mô hình này. Có rất nhiều mục đích được đưa ra, ví dụ như phân tích để tìm hiểu về cách thức hoạt động của đối thủ cạnh tranh để thay đổi doanh nghiệp của mình nhằm tăng lợi thế cạnh tranh.

Bước 2. Nghiên cứu thị trường

Thành công của mô hình swot quyết định rất lớn bởi yếu tố này. Người thực hiện đánh giá cần xác định đúng điểm mạnh, điểm yếu cùng tình hình nhân sự công ty. Bạn cũng có thể xin ý kiến từ đối tác hay phản hồi của khách hàng để biết suy nghĩ của họ về mình. Từ đó, thống kê điểm yếu mà doanh nghiệp cần khắc phục.

Tham khảo: Cách phân khúc thị trường hiệu quả

Bước 3. Nhận diện điểm mạnh

Doanh nghiệp có thể nhận diện điểm mạnh của mình dựa trên các tiêu chí như: môi trường làm việc tốt, lượng khách hàng ổn định, nhân lực được đào tạo chuyên sâu… Bạn có thể tìm ra điểm mạnh của mình dựa vào những câu hỏi dưới đây:

  • Đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là ai?
  • Tại sao khách hàng lại phải lựa chọn sản phẩm của bạn?
  • Điểm khác biệt giữa doanh nghiệp bạn với đối thủ?
  • Doanh nghiệp của bạn có những lợi thế gì?
  • Những tài nguyên sẵn có của doanh nghiệp, điểm khác biệt so với đối thủ.
xác định điểm mạnh

Bước 4. Xác định điểm yếu

Chắc chắn rồi, không có doanh nghiệp nào không tồn tại điểm yếu cả. Điểm yếu có thể kể đến như đối thủ cạnh tranh nhiều, nguồn lực hạn chế, nhân viên yếu kém… Một số câu hỏi giúp bạn xác định được điểm yếu của doanh nghiệp như sau:

  • Nguyên nhân dẫn đến thương hiệu chưa có độ nhận diện cao?
  • Thách thức nào khiến doanh nghiệp phải lao đao trong thời điểm hiện tại?
  • Doanh nghiệp đang thiếu đi tài nguyên nào?
  • Khách hàng không thích điều gì ở doanh nghiệp bạn?

Khi đánh giá điểm yếu, bạn cần nhìn nhận một cách khách quan, trung thực để tìm ra giải pháp phù hợp với mình.

Bước 5. Liệt kê cơ hội

Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có những cơ hội cho riêng mình, dù lớn hay nhỏ. Cơ hội thường là những tác nhân bên ngoài và bạn không thể kiểm soát được điều này. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ thị trường, bạn sẽ dễ nhận biết cơ hội này hơn. Bạn sẽ phải trả lời được một số câu hỏi:

  • Cách thức cải thiện quy trình bán hàng và hỗ trợ khách hàng hiệu quả;
  • Khách hàng có đòi hỏi gì đối với sản phẩm?
  • Hợp tác với ai sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp?
  • Kênh quảng cáo nào chưa thực sự tối ưu?

Bước 6. Nhận thức rủi ro

xác định rủi ro

Rủi ro là yếu tố tiềm ẩn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. Nếu bạn nhận diện tốt điều này, bạn sẽ hạn chế tác động của nó ở mức tối đa nhất. Rủi ro là yếu tố tác động bên ngoài và bạn không kiểm soát được nó. Để nhận thức được rủi ro, doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi sau:

  • Những ai đang cạnh tranh mặt hàng này với bạn? Lợi thế của họ là gì?
  • Thể chế pháp luật có thay đổi hay tác động đến hoạt động kinh doanh của bạn không?
  • Thị hiếu khách hàng có thay đổi hay thay đổi theo chiều hướng nào?

Bước 7. Xây dựng chiến lược

Sau khi đã phân tích đầy đủ các thông tin nêu trên, doanh nghiệp hãy xây dựng chiến lược phù hợp với tình hình hiện tại của mình. Có hai chiến lược hiện đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng đó là:

  • Chiến lược S-O nhằm sử dụng thế mạnh sẵn có để khai thác thế mạnh của doanh nghiệp;
  • Chiến lược W-O nhằm sử dụng điểm yếu hiện tại để tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển trong tương lai.

Phân tích SWOT là bước khá quan trọng để giúp doanh nghiệp đưa ra được những chiến dịch tiếp thị, kinh doanh thành công. Những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ được SWOT là gì hướng dẫn các bước xây dựng mô hình SWOT đúng chuẩn.

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648