Website bị nhiễm mã độc là tình trạng khiến người làm website đau đầu. Vậy dấu hiệu khi website bị nhiễm mã độc là gì? Trang web đã bị nhiễm mã độc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Cùng MONA giải đáp những thắc mắc này và tìm cách khắc phục hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết website bị nhiễm mã độc
Website bị nhiễm mã độc là tình trạng mã độc (Malware) bao gồm những tập tin gây hại xâm nhập vào website. Để có thể nhận ra sớm nhất website bị mã độc tấn công, bạn cần có những kinh nghiệm nhất định về vấn đề này. Trong đó, một số dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi website bị mã độc tấn công như sau:
Mất nhiều traffic
Website bị nhiễm độc sẽ được Google hay các công cụ tìm kiếm đưa ra cảnh báo khi có người tìm kiếm đến trang web. Nếu tình trạng nhiễm mã độc nặng, trang web của bạn sẽ bị loại ra khỏi danh sách những website có thể tìm kiếm. Và đây chính là lý do mà website khi bị nhiễm mã độc thường mất rất nhiều traffic.
Website bị nhiễm mã độc làm mất một loạt trang index
Nếu bạn kiểm tra mã nguồn của trang web, check địa chỉ website trên Google và thấy rằng lượng index còn lại chỉ bằng 1/3 so với tổng link thì hãy chú ý kỹ, vì khả năng cao website của bạn đang bị nhiễm mã độc.
Website bị chèn link khác
Khi bị nhiễm mã độc, website thường bị chèn những mã HTML lạ, nhằm tăng truy cập cho những website khác. Ngoài ra, một số trường hợp website bị chèn những đường link không lành mạnh dẫn đến những website đồi truỵ hay bài bạc.
Spam trên trang web
Trang web bị nhiễm mã độc khá dễ nhận thấy. Khi bạn thấy website ngập tràn các tin tức spam hay hàng loạt quảng cáo không liên quan thì đây chính là dấu hiệu cho thấy website đang bị ảnh hưởng bởi mã độc.
Thông báo từ Google Webmaster Tools
Google Webmaster Tools là công cụ dùng để theo dõi về hiệu suất, hoạt động và mọi thông tin về website của bạn. Khi công cụ này gửi thông báo đến bạn thì khả năng lớn là website của bạn đang gặp nguy hiểm bởi mã độc.
Trang web bị chèn mã độc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Trang web bị chèn mã độc có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, những ảnh hưởng chính khi trang web bị nhiễm mã độc phải kể đến như sau:
Thứ hạng từ khóa giảm mạnh
Khi trang web bị nhiễm mã độc, nó có thể bị tụt thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google. Theo đó, mã độc ảnh hưởng đến sự tin cậy của trang web, làm cho trang web trở nên ít hấp dẫn đối với các thuật toán tìm kiếm.
Lưu lượng truy cập website xuống thấp
Mã độc có thể làm giảm lưu lượng truy cập đến trang web. Đặc biệt, người dùng sẽ tránh truy cập vào trang web bị nhiễm mã độc để tránh rủi ro. Vì vậy, việc bảo mật trang web và đề phòng mã độc là rất quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả cũng như bảo vệ uy tín của doanh nghiệp.
Bị điều hướng sang trang web xấu
Mã độc thường điều hướng người dùng từ trang web gốc sang các trang web độc hại khác. Điều này có thể gây hại cho người dùng và ảnh hưởng đến uy tín của trang web gốc.
Uy tín doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Nếu trang web của doanh nghiệp bị nhiễm mã độc, điều này có thể ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp. Khách hàng có thể mất niềm tin và tránh truy cập vào trang web.
Tiêu tốn chi phí và nhân lực
Để khắc phục tình trạng trang web bị nhiễm mã độc, bạn cần phải tiêu tốn nhiều chi phí và nhân lực để kiểm tra mã độc trên máy tính. Sau đó, doanh nghiệp cần có nhân lực giỏi để loại bỏ mã độc và khắc phục hậu quả. Điều này dẫn đến doanh nghiệp bị hao hụt ngân sách đáng kể.
Nguyên nhân website bị nhiễm mã độc
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mã độc ảnh hưởng đến website. Để bạn nắm rõ hơn về những lý do dẫn đến tình trạng mã độc xâm nhập website, MONA đã tổng hợp nên list chi tiết dưới đây:
Hosting hoặc tài khoản quản trị có tính bảo mật kém
Hosting kém bảo mật là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng website nhiễm độc. Bên cạnh đó, việc đặt tài khoản không có bảo mật hay tài khoản mật khẩu quá dễ đoán cũng khiến các hacker dễ dàng cài mã độc vào website.
Copy nội dung hình ảnh từ những trang web chứa mã độc
Các website hay copy hình ảnh hay những tập tin từ nhiều nguồn trên mạng thường có nguy cơ cao bị nhiễm mã độc. Nguyên nhân là do các nguồn copy không chất lượng bị dính liên kết đến những trang web chứa mã độc.
Các bugs của mã nguồn mở có thể dẫn đến lỗi website bị chèn mã độc
Các bugs của mã nguồn mở có thể gây ra nhiều hậu quả, đặc biệt là khi chúng ảnh hưởng đến tính bảo mật của trang web. Điều này dẫn đến website có tính bảo mật không cao, tăng nguy cơ website bị chèn mã độc.
Máy tính cá nhân bị nhiễm trojan/virus
Trojan/virus trên máy tính cá nhân là một loại mã độc được thiết kế để kiểm soát máy tính của bạn. Trong đó, trojans thường giả dạng thành phần mềm hợp pháp để lừa người dùng tải về. Khi cài đặt, trojan có thể thực hiện các hành động độc hại như gây hại dữ liệu, đánh cắp thông tin cá nhân hoặc tạo cửa sau để kẻ tấn công truy cập máy tính của bạn.
Phân quyền của thư mục
Thư mục gốc và những thư mục con đang được phân quyền chmod là 750 và 755, thường sẽ có tính bảo mât kém và những website khác cũng có thể dễ dàng nhìn thấy và đọc được nội dung dữ liệu. Chính điểm yếu này đã tạo cơ hội cho những hacker dễ backdoor lên hosting và chiếm quyền sử dụng hosting.
Cách khắc phục Website bị nhiễm mã độc nhanh chóng
Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm trong việc xử lý các vấn đề về lỗi kỹ thuật cho website của khách hàng, MONA đã tiếp nhận rất nhiều case về nhiễm mã độc và đã đúc kết ra được các cách khắc phục hiệu quả nhất. Cụ thể là các cách fix lỗi website bị nhiễm mã độc dưới đây:
Kiểm tra máy tính cá nhân
Trước tiên, tiến hành kiểm tra máy tính cá nhân mà bạn thường sử dụng để upload dữ liệu lên trang web. Bởi trong nhiều trường hợp, máy tính cá nhân có thể bị nhiễm virus và tải mã độc hoặc nội dung không lành mạnh lên web. Hãy sử dụng phần mềm diệt virus để diệt virus online free trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
Kiểm tra mã nguồn trang web
Ở công đoạn kiểm tra mã nguồn trang web này, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
1. Sử dụng WebMaster Tools của Google
- Tiến hành đăng nhập vào công cụ Google WebMaster Tools.
- Xác định đường link trang web đang cần kiểm tra.
- Theo dõi hướng dẫn của Google để kiểm tra mã độc. Google sẽ chỉ ra các đường dẫn có mã độc trên trang web của bạn.
- Gỡ mã độc khỏi các file cần thiết hoặc xóa các file không phải bạn tạo ra.
2. Dùng các công cụ trực tuyến
- Tiến hành truy cập vào trang web mà bạn đang muốn kiểm tra.
- Nhấp chuột phải và chọn “View page source” (Xem mã nguồn trang).
- Tìm tên của theme và plugin trong các đường link của stylesheet và javascript.
- Tên của theme thường nằm ngay sau phần /wp-content/themes/, còn tên của plugin thường nằm ngay sau /wp-content/plugins/.
3. Dùng các plugin trên WordPress để kiểm tra
- What WordPress Theme Is That
Bạn hãy sử dụng What WordPress Theme Is That để tìm thông tin chi tiết về theme mà một website đang sử dụng. Đây là một công cụ online miễn phí, giúp người dùng nhận biết về các themes wordpress đang được sử dụng trên website. Bạn chỉ cần nhập địa chỉ URL vào công cụ này, sau đó công cụ sẽ phân tích mã nguồn và gửi về thông tin chủ đề WordPress đang được sử dụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng WordPress Theme Detector để tìm thông tin chi tiết về theme và các plugin đang được sử dụng trên một website. Ứng dụng này cũng có khả năng phát hiện child theme và parent theme. Để tiến hành, bạn cũng chỉ cần truy cập vào công cụ, sau đó nhập URL Website và chờ phản hồi từ cung cụ này là được nhé.
Kiểm tra mã độc theo phương pháp thủ công
Bên cạnh những giải pháp ở trên, nếu bạn muốn kiểm tra thủ công, hãy thực hiện các bước sau trước khi thực hiện diệt virus trang web:
- Kiểm tra các file và thư mục: Duyệt qua các file và thư mục trên server của bạn. Tìm kiếm các file lạ có tên kỳ lạ hoặc chứa mã độc.
- Kiểm tra mã nguồn HTML: Xem xét mã nguồn HTML của trang web, tìm kiếm các đoạn mã JavaScript hoặc iframe không rõ nguồn gốc.
- Kiểm tra file .htaccess: Kiểm tra file .htaccess để xem xét các quy tắc chuyển hướng hoặc thay đổi cấu hình không mong muốn.
- Kiểm tra cơ sở dữ liệu: Kiểm tra các bảng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của bạn để tìm kiếm các bản ghi không mong muốn.
- Kiểm tra các plugin và theme: Nếu bạn sử dụng WordPress, hãy kiểm tra các plugin và theme đã cài đặt, có thể có plugin hoặc theme chứa mã độc.
- Kiểm tra file log: Xem xét các file log của server để tìm kiếm các hoạt động không bình thường.
Đổi password để fix lỗi website bị nhiễm mã độc
Sau khi kiểm tra virus online, bạn cần đổi password để đảm bảo tính bảo mật. Hãy thay đổi mật khẩu của tất cả các tài khoản liên quan đến trang web, bao gồm SSH, SFTP, cơ sở dữ liệu và tài khoản quản trị trang web.
Upload và tối ưu hóa source code
Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn cần tải lên lại mã nguồn trang web từ nguồn tin cậy. Chú ý đảm bảo rằng mã nguồn không bị nhiễm mã độc. Điều này sẽ giúp tối ưu hoá mã nguồn, cải thiện hiệu suất và tăng tính bảo mật tốt nhất.
Yêu cầu Google xét lại
Sau khi quét virus online thành công, bạn có thể sử dụng Google Transparency Report để thông báo với Google rằng website đã hết nhiễm mã độc. Google sẽ xem xét lại và gỡ bỏ cảnh báo không an toàn.
Nhìn chung, tình trạng website nhiễm mã độc thường khá khó khắc phục nếu bạn không có kinh nghiệm xử lý. Để tránh những thiệt hại đáng kể cho website, bạn cần phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời. Cách tốt nhất là bạn nên liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến hosting, bảo mật website,… để được hỗ trợ nhanh nhất.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều đơn vị có dịch vụ bảo mật website, khắc phục sự tấn công website của mã độc. Trong số đó, MONA là một trong những đơn vị được nhiều cá nhân và doanh nghiệp đánh giá cao. Với công nghệ tân tiến và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, MONA đảm bảo sẽ xử lý nhanh nhất tình trạng website nhiễm mã độc của khách hàng.
Với dịch vụ bảo mật của MONA, chúng tôi cam kết làm sạch virus, mã độc, đồng thời loại bỏ mọi link bẩn, link nhạy cảm và tăng bảo mật cho trang web của khách hàng. Điều này giúp lấy lại trạng thái truy cập ổn định cho website sau khi nhiễm mã độc, đồng thời tạo thêm lớp bảo vệ ngăn ngừa các mã độc xâm nhập.
Mọi thông tin chi tiết hãy LIÊN HỆ NGAY với MONA qua hotline 1900 636 648 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!
Cách phòng tránh để website không bị nhiễm mã độc
Website bị nhiễm mã độc sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều cho website và độ uy tín của doanh nghiệp. Để giảm thiểu tình trạng mã độc gây hại cho website, bạn cần nắm rõ các cách phòng tránh như sau:
- Kiểm tra mã nguồn thường xuyên: Đảm bảo mã nguồn trang web của bạn luôn được cập nhật và không có mã độc. Đồng thời cũng nên thường xuyên kiểm tra các tệp tin, plugin, và theme đang sử dụng. Bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến hoặc plugin như Wordfence (đối với WordPress) để quét mã độc.
- Thay đổi mật khẩu định kỳ: Hãy đổi mật khẩu đăng nhập và cơ sở dữ liệu thường xuyên. Một mật khẩu mạnh sẽ giúp ngăn chặn việc truy cập trái phép vào trang web.
- Sao lưu thường xuyên: Thực hiện sao lưu dữ liệu trang web thường xuyên. Trong trường hợp website bị nhiễm mã độc, bạn có thể khôi phục lại dễ dàng từ bản sao lưu.
- Cập nhật các phần mềm và plugin: Đảm bảo rằng các phần mềm và plugin trên trang web luôn được cập nhật mới nhất. Bởi các phiên bản cũ có thể có lỗ hổng bảo mật.
- Sử dụng HTTPS: Sử dụng giao thức HTTPS để mã hóa dữ liệu giữa máy tính của người dùng và máy chủ web. Điều này giúp bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng.
- Kiểm tra liên kết và tệp tin: Kiểm tra liên kết và tệp tin trên trang web. Tránh sử dụng liên kết đến các trang web không an toàn hoặc tệp tin có khả năng chứa mã độc.
- Thông báo với Google: Nếu bạn phát hiện website của mình bị nhiễm mã độc, thông báo cho Google để họ có thể cập nhật thông tin trên trình duyệt.
Bài viết trên là những chia sẻ chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục và phòng tránh tình trạng website bị nhiễm mã độc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích tới bạn và giúp bạn giải quyết được tình trạng nhiễm mã lỗi này. Trường hợp tình trạng website nhiễm mã độc không thể tự xử lý,bạn hãy liên hệ với MONA để các chuyên gia kỹ thuật có thể hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé!