1900 636 648

PR – quan hệ công chúng là hoạt động trong chiến dịch Marketing, được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chú trọng sử dụng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình. Vậy PR là gì? Liệu có phải chỉ có doanh nghiệp lớn mới cần đến PR hay không? Trong bài viết này, Mona Media sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm PR là gì cũng như vai trò và các hoạt động PR đối với doanh nghiệp nhé.

PR là gì?

PR được viết tắt từ tiếng Anh, có tên đầy đủ là Public Relations. Nếu dịch từ PR qua tiếng Việt thì PR có nghĩa là quan hệ công chúng. Còn PR Từ PR trong marketing có nghĩa là một kênh truyền thông giúp tạo mối quan hệ bền chặt giữa công ty và cộng đồng.

Lý thuyết học thuật của PR đa phần được du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên với điều kiện Việt Nam, PR nhiều khi được hiểu sai và họ tưởng lầm PR chính là hình thức quảng cáo hoặc bán hàng trực tiếp. Do đó hiểu PR có nghĩa quảng cáo là hoàn toàn toàn sai lầm nhé.

public relations

Vai trò của PR là gì?

PR không thể thiếu trong hoạt động truyền thông và đóng vai trò rất quan trọng. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vai trò của PR mang đến cho doanh nghiệp gồm có:

  • Là công cụ đắc lực trong việc xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.
  • Quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ mà tổ chức, doanh nghiệp đang kinh doanh đến công chúng.
  • Góp phần thiết lập tình cảm, xây dựng lòng tin của công chúng đối với tổ chức. Giải quyết hiểu lầm, định kiến và dư luận bất lợi cho tổ chức. Đồng thời, giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ tổ chức và tạo tình cảm tốt đẹp từ phía dư luận xã hội qua các hoạt động quan hệ cộng đồng,…
  • Các tổ chức xây dựng được văn hóa doanh nghiệp của riêng mình nhờ vào hoạt động PR.
  • Thông qua các hoạt động PR, những tổ chức và doanh nghiệp sẽ củng cố được niềm tin và giữ gìn được uy tín cho hoạt động của doanh nghiệp đó.

Ưu điểm và nhược điểm của PR

Ưu điểm

  • Nhận được sự tin tưởng của khách hàng vì mức độ khách quan của truyền thông
  • Số tiền doanh nghiệp bỏ ra thấp nhưng mang lại hiệu quả cao
  • Đây là cách thức hiệu quả cho việc hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của khách hàng
  • Hướng khách hàng tiếp nhận thông điệp như một tin tức thay cho một quảng cáo
  • Hình ảnh của doanh nghiệp cũng được xây dựng đẹp hơn trong mắt công chúng
PR

Nhược điểm

  • Không có sự thống nhất và liên kết về mặt thông điệp
  • Khó kiểm soát được tất cả các phương tiện truyền thông
  • Không thể đo lường chính xác mức độ hiệu quả của các hoạt động

Các hoạt động phổ biến của PR

Hoạch định chiến lược PR

Hoạch định chiến lược PR là kế hoạch cụ thể về các mục tiêu mà công ty muốn đạt được. Những cách thức và nguồn lực cần có để thực hiện mục tiêu; phân tích SWOT, SMART, lộ trình và các bước triển khai trong từng nội dung; đánh giá rủi ro; phương pháp đo lường, giải pháp;

Việc hoạch định chiến lược PR giúp doanh nghiệp của bạn:

  • Tăng cường hiệu quả hoạt động PR, giúp loại bỏ những công việc không cần thiết, tập trung nỗ lực vào công việc cần thiết.
  • Giảm thiểu rủi ro vì trong kế hoạch PR đã phân tích kỹ các nhân tố ảnh hưởng và khả năng có thể xảy ra. Giúp các nhà quản trị chủ động đối phó với những tình huống bất ngờ và giải quyết mâu thuẫn trong quá trình triển khai chiến lược.
  • Đảm bảo phân phối nguồn lực được hợp lý.
  • Làm căn cứ để có thể đánh giá kết quả.
hoạch định chiến lược PR

PR nội bộ

Đối tượng hoạt động PR nội bộ hướng đến là các nhân viên của doanh nghiệp. PR nội bộ đóng vai trò “cầu nối”, gắn kết, gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân viên với doanh nghiệp, giữa nhân viên với cấp trên, giữa các nhân viên với nhau. PR nội bộ gồm các hoạt động cụ thể như: tối ưu kênh giao tiếp nội bộ (Microsoft Teams, Google Meet, Zalo, Zoom,…), tổ chức sự kiện nội bộ,…

Tổ chức sự kiện

Với mục tiêu thu hút nhiều người tham gia, địa điểm có thể rộng tùy theo quy mô và tính chất của sự kiện như trung tâm hội nghị, sân vận động, khách sạn,… Mục đích của tổ chức sự kiện là thể hiện tính cách sản phẩm qua đối tượng tham gia, thu hút ánh nhìn của truyền thông và đưa thương hiệu sản phẩm vào nhận thức của người tiêu dùng.

Quan hệ truyền thông

quan hệ truyền thông

Quan hệ truyền thông giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ với các cơ quan truyền thông, báo chí. Từ đó, doanh nghiệp có thể thông báo cho công chúng về sứ mệnh, tầm nhìn của công ty, ý nghĩa của một chương trình một cách tích cực, chuyên nghiệp và đáng tin cậ

Ngoài ra, khi mọi người có xu hướng sử dụng mạng xã hội ngày càng phổ biến như hiện nay các thương hiệu đã đón bắt nhu cầu này và tạo cho mình trang thông tin đại diện để luôn đối thoại với người dùng. Tổ chức sự kiện ưu đãi, minigame trên các nền tảng mạng xã hội hay thuê những hot bloggers, Influencers, KOLs nói về mình để nhiều người biết tới.

Quan hệ cộng đồng

Một doanh nghiệp sẽ có nhiều mối quan hệ cộng đồng như: nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà đầu tư, khách hàng, giới truyền thông, giới công quyền, hoạt động xã hội… Các hoạt động đối với từng mối quan hệ cộng đồng giúp doanh nghiệp xây dựng tốt mối quan hệ, tạo ra công luận tích cực. Nhờ đó mà doanh nghiệp nhận được tình cảm của công chúng, tạo hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí mọi người, hướng tới mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.

Quan hệ cộng đồng còn thể hiện qua hình thức tài trợ. Đây là hình thức giúp đỡ bằng hiện vật hoặc hiện kim cho tổ chức khác để đứng ra thực hiện chương trình từ thiện, kêu gọi ủng hộ, gây quỹ, chương trình… Trong chương trình hoặc cuối chương trình doanh nghiệp được nhận lời cảm ơn qua MC hoặc có logo trên phông màn sân khấu.

Xử lý khủng hoảng truyền thông

khủng hoảng truyền thông

Truyền thông giống như “con dao” hai lưỡi, nó có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng cũng có thể đẩy bạn xuống vực thẳm. Khủng hoảng truyền thông là những tin tức tiêu cực làm ảnh hưởng đến danh dự của cá nhân, nhóm người hay một tổ chức nào đó. Vì vậy, đối với người làm PR, hãy luôn cẩn thận trong từng bước đi, từng chiến dịch PR, quá trình xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp.

Đặc biệt khi xảy ra khủng hoảng người làm PR phải khéo léo, trung thực để điều phối hoặc hỗ trợ giải quyết cùng ban lãnh đạo của công ty.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về PR là gì và các hoạt động phổ biến của PR. Hy vọng với những chia sẻ trên của Mona Media sẽ giúp bạn hình dung được rõ ràng về khái niệm PR là gì. Và có thể áp dụng PR vào kế hoạch kinh doanh để tạo dựng uy tín hoặc cải thiện hình ảnh cho doanh nghiệp nhé.

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648