1900 636 648

Xếp hạng website trên các công cụ tìm kiếm, hay nói cách khác là làm SEO cho website đã trở thành một chiến lược cực kỳ quan trọng cho bất cứ trang web nào. Để thực hiện tốt chiến lược này đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian nghiên cứu từ khoá và lên ý tưởng phát triển. Phần lớn các trang web hiện nay đang sử dụng rất nhiều công cụ để hỗ trợ cho điều này. Và sau khi sử dụng thì hầu hết các trang web này trở nên chất lượng hơn và đều có mặt trên các vị trí xếp hạng tìm kiếm của Google. Và một trong những công cụ dễ sử dụng, phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay được các quản trị viên website tin dùng đó chính là Webmaster Tool. Vậy Webmaster Tool là gì?

Bài viết sau đây sẽ giải thích cụ thể cho bạn về công cụ Webmaster Tool, những thông tin liên quan đến nó, Mona Media sẽ hướng dẫn cụ thể cách cài đặt cũng như là giới thiệu cơ bản về cách sử dụng các chức năng của Webmaster Tool cho bạn.

Webmaster Tool là gì?

Webmaster Tools là những công cụ giúp quản trị hiệu quả website. Mỗi một công cụ tìm kiếm sẽ có những Webmaster tool khác nhau. Ví dụ như Bing Webmaster Tool (từ công cụ tìm kiếm Bing), Yandex Webmaster Tool (từ Yandex), và nổi bật nhất chính là Google Webmaster Tool (tất nhiên là của ông trùm Google).

Google Webmaster Tool là một công cụ quản trị, xử lý hoạt động của website miễn phí, Webmaster tool sẽ cho phép người dùng có thể theo dõi và quản lý hiệu quả website của mình, nắm bắt kịp thời những vấn đề xấu đang xảy ra với website như link xấu hoặc phần mềm gây hại web, đồng thời tối ưu hóa website.

Google Search Console là gì?

Google Search Console là tên mới của Google Webmaster Tool kể từ ngày 10 tháng 5 năm 2015. Tuy nhiên nhiệm vụ chính của nó vẫn là công cụ quản trị website. Google Search Console sẽ cho phép các quản trị viên website theo dõi trạng thái index (các chỉ mục) và giúp tối ưu hoá kết quả tìm kiếm của website trên Google, cho biết các từ khóa hot và những link xấu đang tấn công trang web, giúp người dùng phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

using google webmaster tool

Using google webmaster tool

Google Search Console hay Google webmaster tool được đánh giá là một trong những công cụ không thể thiếu và miễn phí tốt nhất dành cho các SEO website.

Google Search Console (Google Webmaster Tools) là công cụ miễn phí của Google dành cho quản trị web, giúp webmaster có thể theo dõi trạng thái Index (đánh chỉ mục) của Website, theo dõi danh sách từ khóa được xếp hạng (keyword ranking), danh sách backlinks từ khác website khác trỏ về… qua đó giúp tối ưu lại nội dung website để thân thiện hơn với Google Search Engine.

Vì sao website bạn phải sử dụng Search Console?

Sử dụng Webmaster Tool để xem các chỉ số quan trọng

Webmaster Tool có thể cho bạn biết được trạng thái của các chỉ mục (trạng thái index), xem số lượng đường link đã được lập chỉ mục. Ngoài ra Webmaster Tool còn cho ra danh sách những từ khoá nào đã được người dùng tìm kiếm nhiều nhất, có bao nhiêu cái click chuột cho từ khoá đó, và số lượt hiển thị là bao nhiêu. Đồng thời có thể xem được thứ hạng của các từ khóa này trên bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm Google.

Điều tra được những backlink xấu, backlink tốt

Backlink là việc đặt link của website bạn lên một số website khác nhằm đẩy mạnh kết quả tìm kiếm và tăng lượng tương tác từ người dùng. Vì thế backlink đóng vai trò vô cùng quan trọng trong SEO website. Tuy nhiên không phải backlink nào cũng tốt, nghĩa là không phải những website nào đang trỏ về website bạn cũng có nghĩa tích cực. Có thể đó là những link xấu, chứa những thông tin tiêu cực khi nhắc đến website của bạn. Điều này sẽ vô tình làm mất đi thứ hạng của website bạn trên Google, hoặc tệ hơn nữa là bị báo cáo trang và mất trang vĩnh viễn.

Hiểu được vấn đề này, công cụ Google Webmaster Tool đã có chức năng phát hiện backlink, giúp bạn xác định đâu là backlink tốt, backlink xấu, sau đó sẽ có những phương án giải quyết kịp thời, hạn chế ảnh hưởng đến thứ hạng của website.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây của Mona để kiểm tra về backlink xấu và cách khắc phục nó.button xem chi tiet

Cải thiện website theo từ khóa Google

Webmaster Tool có thể xem các từ khóa trên Google đã dẫn đến trang web của bạn, danh sách này sẽ được liệt kê trong SERPs, bên cạnh đó nó còn cho biết tỷ lệ nhấp chuột vào các từ khóa đó. Nhờ các con số này, bạn sẽ biết đâu là các từ khóa nên tiếp tục sử dụng, đâu là các từ khóa cần được xem xét lại, từ đó có cơ sở để xây dựng những nội dung website phù hợp, đạt hiệu quả cao trong việc SEO website, đồng thời cải thiện vị trí website trên top tìm kiếm, thu hút nhiều người đọc.

Nhờ vào các công cụ hữu ích này mà các doanh nghiệp đã cải thiện được nhiều vấn nạn. Webmaster tool và Search Console giúp ích rất nhiều và không thể thiếu trong việc SEO website và nổi bật nhất là tăng thứ hạng tìm kiếm.

Case study SRV

Case study SRV

Giữa hàng ngàn đối thủ trong ngành thuốc lá điện tử nhưng Saigon Retro Vape vẫn có cho mình nét riêng biệt và giữ vững thứ hạng top 1 tìm kiếm nhờ vào SEO. Bằng những kết quả phân tích từ các công cụ của Google thì Mona đã xây dựng bộ từ khóa tìm kiếm vững chắc cho SRV vươn lên top 1 Google search.

Case study Phân bón Hà Lan

Case study Phân bón Hà Lan

Bên cạnh những ngành hàng “hot” thì ngành nông nghiệp vẫn phủ sóng thương hiệu mạnh mẽ trên nền tảng Internet nhờ vào SEO. Tưởng chừng như sẽ không ai quan tâm đến những lĩnh vực truyền thống này nhưng không. Kết quả SEO mang lại cho Phân bón Hà Lan một kết quả tuyệt vời chỉ sau 10 tháng thực hiện.

Webmaster tool và search console hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện từ khóa Google và là một công cụ không thể thiếu khi SEO website. Vậy có bao nhiêu % tất cả các bạn có thể xác định chính xác từ khóa phù hợp với ngành hàng của mình?

Bạn sẽ mất bao nhiêu thời gian để phân tích và xác định từ khóa?

Dich vụ SEO từ khóa khó

Dich vụ SEO từ khóa khó

Thời gian tiêu tốn cho “keywords” đó bạn có thể làm được nhiều việc hữu ích hơn chẳng hạn như đẩy mạnh khâu sản xuất, chú trọng về chất lượng còn việc xây dựng từ khóa hãy để Mona lo.

Khả năng bảo mật chắc chắn

Webmaster Tool có khả năng khám phá ra các vấn đề đang ảnh hưởng đến độ bảo mật của website, phát hiện những phần mềm độc hại, những link xấu đã xâm nhập, hoặc các đoạn mã độc. Khi phát hiện ra những sự bất thường này, ngay lập tức Google sẽ thông báo cho bạn. Tuy nhiên một điều tệ ở đây chính là khi website có dấu hiệu bảo mật yếu kém, thì khả năng thứ hạng của website sẽ bị kéo theo. Nhưng nhìn chung biết cái gì làm hư làm hỏng website vẫn tốt hơn là không biết. Đây là một ưu điểm của Webmaster tool rất đáng để sử dụng.

Khả năng quản lý Googlebot trên trang

Google webmaster tool sẽ cho bạn biết website có đang chặn bot hay không, trang nào trên website chưa được Google index đã index, kiểm tra lỗi trong quá trình thu thập dữ liệu từ Google,…giúp các quản trị viên nhận thức được vấn đề, có cách triển khai phù hợp, giúp trang web hoạt động ổn định hơn.

Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng Webmaster Tool

Cách cài đặt Webmaster Tool cho website

Bước 1: Đăng nhập Google Webmaster Tool

  • Truy cập liên kết của Google webmaster Tool tại đây

    Truy cập vào Webmaster Tools

    Truy cập vào Webmaster Tools

  • Nếu chưa có tài khoản Google thì buộc phải đăng ký tài khoản mới. Ngược lại, bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản Google hoặc Gmail

    Đăng nhập tài khoản Gmail

    Đăng nhập tài khoản Gmail

 

Bước 2: Nhập tên website của bạn muốn cài đặt Webmaster Tool

Khi nhập link website bạn cần lưu ý rằng ở phiên bản mới này, bạn nên chọn bên “Tiền tố URL” để việc xác minh dễ dàng hơn, không nên chọn bên “Miền” vì cách xác minh khá phức tạp và khó khăn. Nếu trang web đã cài đặt chứng chỉ SSL, thì đường dẫn chính xác là “https://”. Dưới đây sẽ hướng dẫn bạn xác minh qua tiền tố URL của website.

Truy cập vào Webmaster Tools

Truy cập vào Webmaster Tools

Bước 3: Chọn phương thức xác minh

Chọn phương thức xác minh qua HTML Tag

Chọn phương thức xác minh qua HTML Tag

Có 5 phương thức xác minh:

  • HTML file: Tải file HTML lên nguồn website của bạn
  • HTML tag: Dùng thẻ meta, bạn chỉ cần copy mã này và dán vào phần header trên trang web của bạn (Ưu tiên chọn phương thức này)
  • Google Analytic: Xác minh Google Search Console thông qua Google Analyitc, bạn chỉ sử dụng được phương thức này chỉ khi đã sử dụng Google Analytics.
  • Google Tag Manager: Xác minh qua trình quản lý thẻ tag của Google
  • Domain Name Provider: Xác minh qua nhà cung cấp tên miền bằng cách chèn DNS trong tên miền.

Một trong những phương thức nêu trên, thì phương thức HTML Tag là đơn giản nhất và được dùng rộng rãi nhất.

Bước 4: Chèn mã HTML vào website

Thêm meta tag vào website thông qua Plugin Yoast SEO

Thêm meta tag vào website thông qua Plugin Yoast SEO

Truy cập vào website của bạn, vào phần cài đặt và tiến hành dán mã HTML lên header. Có nhiều cách để bạn chèn, bạn có thể tự làm hoặc nhờ team code hỗ trợ. Tuy nhiên nếu bạn thiết kế website bằng WordPress và đã cài đặt Yoast SEO thì có thể thêm dễ dàng thông qua plugin này như hình dưới đây.

Bước 5: Xác minh trang web

Sau khi đã hoàn tất bước trên, bây giờ bạn chỉ cần quay lại trang Google Search Console (Bước 3) để nhấn nút Xác minh.

Vậy là bạn đã cài đặt thành công Google Webmaster Tool rồi. Tuy nhiên do mới thiết lập nên webmaster tool chưa xử lý và thu thập được dữ liệu từ website cho bạn, nên tốt nhất là bạn hãy quay lại vào tuần sau, chắc chắn sẽ có rất nhiều điều thú vị chờ bán khám phá.

Các chức năng chính của Webmaster Tool

Trong một số trường hợp, giao diện của Google Search Console sẽ tự động hiển thị bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Nếu muốn sử dụng bằng tiếng Việt, bạn có thể sửa loại link cụm “hl=en” thành “hl=vi” thì giao diện sẽ chuyển sang tiếng Việt lập tức. Dưới đây là các chức năng chính của Google Webmaster Tool cung cấp cho người quản trị website:

Tổng quan (Overview):

tong quan website

Tổng quan website

Phần này sẽ hiển thị tổng quan, tóm tắt trạng thái và các dữ liệu, số liệu quan trọng đã được tổng hợp, giúp quản trị viên có thể tiếp cận ngay từ trang đầu tiên, phát hiện sơ bộ các hoạt động và các vấn đề của website cần lưu ý.

Hiệu suất (Performance):

Hiệu suất của website

Hiệu suất của website

Đây là phần quan trọng nhất liên quan đến khả năng xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Tại đây các báo cáo sẽ cho thấy những số liệu liên quan đến từ khoá như số lần click chuột từ google, số lần hiển thị từ khoá trên kết quả tìm kiếm, và CTR trung bình cho các từ khoá. Các báo cáo này là những thông tin dữ liệu quan trọng trong việc nghiên cứu từ khoá, xây dựng các từ khoá tiềm năng, điều chỉnh chiến lược Seo website phù hợp hơn và hiệu quả hơn.

Kiểm tra URL (URL inspection):

Kiểm tra URL website

Chức năng này cho phép bạn nhập link website vào để kiểm tra trạng thái index của trang web bạn muốn, kiểm tra tình trạng của nó như thế nào, có bất cứ vấn đề gì đang xảy ra với link này không, thông báo chính xác lỗi mà link đang gặp phải hoặc có thể dùng chức năng này để yêu cầu Google index trang web nếu nó chưa được index.

Trạng thái lập chỉ mục (Coverage):

Trạng thái lập chỉ mục của website

Trạng thái lập chỉ mục của website

Sẽ thông báo các trạng thái như link đã dược index chưa, link nào đang bị lỗi ( lỗi 404 do liên kết gãy hay lỗi 502 bad gateway do server), hay ai đó đã chặn index website bạn. Ngoài ra ở đây cũng cập nhật cả những link đã được index.

Chức năng này vô cùng quan trọng, vì nó báo cáo cho bạn những dữ liệu crawler và các lỗi liên quan, từ đó bạn có thể phát nhanh chóng và điều chỉnh kịp thời để không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và khả năng xếp hạng cho trang web.

Sơ đồ trang web (Sitemaps):

Submit sơ đồ trang web

Submit sơ đồ trang web

Một cách nhanh nhất để link được index đó chính là tải sơ đồ trang web lên đây. Thông qua chức năng này bot có thể dò và index trang nhanh nhất.

Xem ngay: Cách tạo Sitemap và submit lên Google.

Lưu ý: Sơ đồ trang web phải là file XML, có đuôi dạng .xml

Thao tác thủ công (Manual Actions):

Khi nhận được thông báo có các vấn đề xấu xảy ra ra trên website của bạn như hack, spam, nếu Google không tự động giải quyết được thì bạn có thể vào đây để yêu cầu Google xử lý các vấn đề này.

Vấn đề bảo mật (Security Issues):

Thông báo các vấn đề liên quan đến bảo mật của website như có virus xâm nhập, có mã độc, link xấu, hoặc đã cài đặt phần mềm độc hại. Nhờ kết quả này, quản trị viên có thể kiểm tra lại và xử lý những nội dung trên, để không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như vị trí của website trên trình tìm kiếm.

Liên kết (links):Liên kết trên website

Liên kết trên website[/caption]

Cho biết trạng thái của link là đang là inbound or outbound. Khi số lượng outbound link càng lớn thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng xếp hạng của trang web bạn.

Tóm lại: Google Webmaster Tool hay nay còn gọi là Google Search Console là một công cụ theo dõi và quản trị website cực kỳ hiệu quả mà bạn cần cài đặt ngay sau khi thiết kế website. Với các chức năng mà công cụ này mang lại, chắc chắn chất lượng hoạt động của website sẽ được cải thiện, đồng thời thúc đẩy thứ hạng của trang web lên công cụ tìm kiếm. Nếu bạn đang sở hữu một website, và mong muốn nhiều người biết đến nó, biết đến thương hiệu của doanh nghiệp hay cá nhân bạn, thì đừng chờ đợi nữa, hãy sử dụng Google Webmaster Tool ngay nhé.

 

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648