1900 636 648

Nhắc đến Page Authority, hầu hết mọi người đều nghĩ đây là một chỉ số đo lường độ uy tín, tin cậy và giữ một vai trò khá quan trọng với SEO. Vậy Page Authority là gì? Tầm quan trọng của chỉ số PA trong SEO là như thế nào? Và đâu là những cách tăng chỉ số này hiệu quả? Hãy cùng MONA tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Page Authority là gì?

PA là gì?

Để giải thích Page Authority hay PA là gì? thì đây là một chỉ số được phát triển bởi Moz – một công cụ SEO phổ biến cho phép người dùng có thể chấm điểm, đo lường độ mạnh yếu của Website – nhằm đánh giá về khả năng xếp hạng của website.

Về chi tiết, Moz sở hữu mô hình máy học để xác định thuật toán tương quan với các kết quả trên bảng xếp hạng thông qua hàng nghìn SERP và tạo ra chỉ số PA bằng cách tính toán này.

Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng hiểu một cách đơn giản, Moz sẽ đưa ra cho bạn một số các tiêu chí để chấm điểm Page Authority và bạn cần phải tối ưu nội dung theo những tiêu chí đó, nhằm đạt số điểm cao và giúp website của bạn thăng hạng trên SERPs

PA được chấm điểm như thế nào?

Cách chấm điểm Page Authority là gì?

Moz có đến 40 yếu tố để có chấm điểm Page Authority và điểm số được tính dựa theo thang điểm 100. Điều này đồng nghĩa với việc, website của bạn có điểm càng cao thì chỉ số PA càng tốt. Thực tế cho thấy, việc tăng chỉ số Page Authority từ 20 lên 30 sẽ dễ dàng hơn nhiều so với khi giúp website tăng điểm PA từ 70 lên 80.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là điểm PA luôn có sự thay đổi theo thời gian, bởi Moz thường xuyên cập nhật thuật toán để chỉ số PA được phù hợp hơn với tình hình hiện tại.

Cách tìm ra các chỉ số của Page Authority

Để check chỉ số Page Authority chính xác và nhanh chóng, bạn có thể sử dụng các công cụ phổ biến nằm trong hệ sinh thái của Moz hay các tool SEO phổ biến như: Moz, Ahrefs, SEMRush,... Riêng MONA đánh giá, Moz là công cụ phổ biến và tiện lợi để bạn sử dụng check Page Authority.

Lưu ý, tất cả các công cụ mà MONA vừa giới thiệu cho bạn đều là những công cụ có trả phí. Do đó, bạn cần phải đăng ký và trả một khoản chi phí để có thể truy cập và sử dụng.

So sánh Page Authority và Domain Authority

So sánh Domain Authority và Page Authority

Dù có điểm chung đều là các chỉ số dùng để đo lường độ uy tín và tin cậy của website do Moz phát triển. Tuy nhiên, Page Authority và Domain Authority vẫn có những sự khác nhau khá rõ rệt, cụ thể như:

Mô tả Page Authority (PA) Domain Authority (DA)
Mục đích  Sử dụng để đánh giá chất lượng của một trong web cụ thể. Được sử dụng để đánh giá sức mạnh của toàn bộ tên miền.
Phạm vi hoạt động  Đa phần chỉ tập trung vào một trang con cụ thể và tối ưu những yếu tố liên quan đến trang đó như: độ tin cậy, độ nổi tiếng, tính liên kết của trang,…. DA sẽ kiểm tra toàn bộ trang web. Bao gồm trang con, backlink và những yếu tố ảnh hưởng đến uy tín của tên miền.
Cách tính điểm
  • Số lượng và chất lượng của backlink
Tập trung chủ yếu là những yếu tố: 

  • Chất lượng bài viết 
  • Backlink
  • Tối ưu bài viết 
  • Liên kết mạng xã hội 
  • Độ nổi tiếng thương hiệu
Tính ứng dụng  Tối ưu PA để cải thiện thứ hạng SEO trên Google. Tối ưu DA để đánh giá sức mạnh tổng thể của website so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành, cải thiện thứ hạng.

Tìm hiểu chỉ số PA dưới góc độ kỹ thuật

Như đã chia sẻ ở trên, PA là chỉ số được sử dụng trong SEO nhằm đánh giá mức độ uy tín và tính đáng tin cậy của một trang web cụ thể. Và hiểu sâu hơn một chút về góc độ kỹ thuật, ta có thể thấy:

  • PA phụ thuộc khá nhiều đến chất lượng của backlink, nội dung bài viết chất lượng, mang đến tính hữu ích cho người dùng.
  • Moz sử dụng mô hình máy học để tính điểm PA cho trang web nên sẽ không thể tránh khỏi trường hợp điểm số sẽ bị thay đổi khi có cập nhật.

Nhìn chung, thuật toán PA luôn liên tục cập nhật và cải tiến, vậy nên những yếu tố ảnh hưởng đến điểm PA cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Vì vậy, các SEOer thường chỉ sử dụng những chỉ số này với tính chất tham khảo.

Cách tăng chỉ số PA

Cách tăng chỉ số PA cho website

Dù chỉ mang tính chất tham khảo nhưng Page Authority ít nhiều cũng ảnh hưởng đến thứ hạng của trang trên SERPs. Do vậy, nếu các trang của bạn có chỉ số PA từ 50-60 hoặc thấp hơn thì hãy tập trung cải thiện Link Profile (Hồ sơ liên kết) và cải thiện mozrank, moztrust với những backlink chất lượng.

Bởi nếu backlink của bạn không tốt hoặc những chỉ số DA và PA của nguồn mà bạn gắn backlink thấp, Moz sẽ đánh giá URL của bài viết bạn không chất lượng từ đó trừ điểm và đánh giá là spam. Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng vào các liên kết nội bộ chặt chẽ để thu hút người dùng đến và ở lại lâu hơn trên trang web của bạn.

Những lưu ý khi tối ưu chỉ số Page Authority

Bên cạnh đó, để việc tối ưu chỉ số Page Authority được hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Về cơ bản, chỉ số PA có sự phụ thuộc tương đối và bị ảnh hưởng bởi link profile.
  • Một trang web chứa nhiều backlink chất lượng sẽ giúp website tăng độ uy tín và chỉ số Page Authority, nhưng việc tăng trưởng một cách đột ngột sẽ khiến các công cụ tìm kiếm “để ý“, đánh giá là spam và hạ thứ hạng website của bạn xuống.
  • Triển khai và tối ưu PA phải được thực hiện một cách bài bản, logic và có kế hoạch cụ thể để mang lại hiệu quả tốt nhất cho website

Và đó là tất cả những thông tin về Page Authority là gì? Cũng như tầm quan trọng của PA đối với SEO và các cách để tăng chỉ số này hiệu quả. Mong tằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số đo lường này và tìm ra cách tối ưu tốt nhất để tăng thứ hạng SEO cho chính website của bạn.

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648