1900 636 648

Có rất nhiều chuyên gia về SEO đã coi Domain Authority như là một tấm vé vàng vào thuật toán của Google. Theo đó Domain Authority được xem như là một lời hứa để tăng thứ hạng của website bằng cách mở ra cánh cửa cho cách các công cụ tìm kiếm xếp hạng vào trang web của bạn. Vậy Domain Authority là gì? Cách tăng Domain Authority hiệu quả dành cho website như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Mona để tìm hiểu tất tần tật thông tin về Domain Authority là gì nhé!

Domain Authority là gì?

Domain Authority là gì? Cách tăng Domain Authority hiệu quả cho website

Domain Authority (DA) được hiểu là điểm xếp hạng của công cụ tìm kiếm do Moz phát triển. Domain Authority ra đời nhằm mục đích chính là để dự đoán khả năng một trang web xếp hạng trong các trang kết quả của thanh công cụ tìm kiếm (SERPs). Điểm Domain Authority nằm trong khoảng từ một đến 100. Theo đó điểm DA càng cao thì chứng tỏ khả năng xếp hạng của website càng cao hơn.

Làm cách nào để check được Domain Authority?

Làm cách nào để check được Domain Authority luôn là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người. Đặc biệt là những SEOer mới. Theo đó có 2 cách để check được Domain Authority là sử dụng phương pháp thủ công hoặc sử dụng công cụ. Cụ thể là:

  • Check Domain Authority bằng cách sử những công cụ SEO miễn phí của Moz ví dụ như: Link Explorer, MozBar. Hoặc ngoài ra thì bạn cũng có thể sử dụng phần SERP Analysis của Keyword Explorer để check DA.
  • Các chỉ số Domain Authority cũng được Moz tích hợp vào các công cụ khác của mình như Moz Pro campaigns và API. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể check được DA thông qua những công cụ này.

Điểm Domain Authority được tính như thế nào?

Domain Authority được tính toán bằng cách đánh giá rất nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố, tiêu chí đó bao gồm liên kết các miền gốc và tổng số liên kết. Sau khi tính được điểm DA thì điểm số này sau đó có thể được sử dụng khi so sánh các website với nhau. Hoặc những SEOer cũng có thể dùng để theo dõi “sức mạnh xếp hạng” của một trang web theo một khoảng thời gian nào đó.

Điểm Domain Authority bao nhiêu được đánh giá là tốt?

Domain Authority được đánh giá trên thang điểm từ 1-100 điểm. Nếu như Website của bạn muốn tăng từ 20 lên 30 khá là dễ dàng. Tuy nhiên để đạt được điểm số từ 60 – 80 điểm thì lại cực kỳ khó khăn hơn.

Trên thực tế, điểm Domain Authority được sử dụng nhằm mục đích là so sánh giữa các Website với nhau nhiều hơn là xếp hạng. Theo đó những website có chứa số lượng khủng các trang liên kết bên ngoài với chất lượng cao thì chắc chắn sẽ luôn nằm ở Top đầu các trang có điểm Domain Authority cao. Trong khi đó những Website nhỏ có ít liên kết thì sẽ có điểm Domain Authority thấp hơn nhiều.

Domain Authority chỉ nên được coi là một công cụ dự đoán khả năng xếp hạng của một website. Chính vì vậy nên bạn cũng không nên đặt mục tiêu điểm cao lên hàng đầu vì nó không hề được Google coi là một tín hiệu xếp hạng.

Bật mí những cách tăng Domain Authority hiệu quả dành cho website

Bật mí những cách tăng Domain Authority hiệu quả dành cho website

Mặc dù Domain Authority không phải là một yếu tố xếp hạng của Google và cũng không có ảnh hưởng đến SERPs. Tuy nhiên chúng lại ảnh hưởng một cách gián tiếp tới website. Chính vì vậy cách tăng DA hiệu quả dành cho website như thế nào cũng là băn khoăn của rất nhiều SEOer. Cụ thể dưới đây là một số cách hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:

Chọn một tên miền tốt

Lựa chọn một tên miền tốt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vừa là nền móng vững chắc ban đầu, vừa là cách giúp tăng điểm số Domain Authority hiệu quả. Nếu như bạn cần một tên miền mới thì khi lựa chọn tên miền, có 2 vấn đề quan trọng bạn cần lưu ý như:

  • Tên miền nên trùng với thương hiệu
  • Lựa chọn các tên miền ngắn, dễ nhớ nhằm giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm lại website của bạn.

Bên cạnh đó việc chọn mua tên miền cũ cũng là một sự lựa chọn lý tưởng. Bởi vì ưu điểm của các tên miền cũ là sẵn lịch sử hoạt động và bạn không cần thiết phải tạo tuổi cho tên miền nữa. Nếu như tên miền của bạn sẽ hết hạn trong các năm tiếp theo thì hãy cố gắng gia hạn tiếp cho nó 3-4 nữa. Mặc dù bạn sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí nhưng nó sẽ là hữu ích cho bạn trong thời gian dài.

Nếu như trong trường hợp bạn đã có tên miền rồi thì phải kiểm tra về thời gian hoạt động để nhằm đảm bảo tên miền không bị hết hạn.

Tối ưu hóa nội dung On-Page

Nội dung On-Page cũng đóng vai trò lớn trong việc giúp bạn tăng điểm Domain Authority cho website. Chính vì vậy hãy đảm bảo các chỉ số onpage trên trang web của bạn luôn được tối ưu hóa. Theo đó khi tối ưu hóa nội dung On-Page, có một số vấn đề quan trọng bạn cần lưu ý như:

  • Mật độ từ khóa: Tránh nhồi nhét từ khoá một cách quá đà bởi website của bạn sẽ có nguy cơ bị Google. Theo đó hãy giữ mật độ từ khóa từ 0.5 – 1.5%.
  • Phân cấp nội dung trong bài viết bằng các thẻ H1, H2, H3,…
  • Lựa chọn từ khóa mục tiêu cho phù hợp với chủ đề của website. Theo đó nên tập trung những từ khóa đuôi dài vì chúng dễ xếp hạng hơn.
  • Cấu trúc của URL: Tối ưu cấu trúc URL thân thiện với SEO bằng cách đặt từ khóa chính nằm trong URL.
  • Bổ sung thẻ mô tả: Thẻ Meta description nên chứa từ khóa mục tiêu và bạn cần lưu ý tới độ dài của thẻ Meta. Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia SEO, độ dài của thẻ mô tả không nên quá 155 – 160 ký tự.
  • Tiêu đề: Tiêu đề nên hấp dẫn để có thể thu hút người truy cập click chuột vào bài viết. Bên cạnh đó tiêu đề nên có chứa từ khóa chính.

Content cần chất lượng

“Content is King” và hiện nay nội dung bài viết luôn là tiêu chí hàng đầu để Google xếp hạng và đánh giá cao website. Chính vì vậy việc đảm bảo chất lượng đầu ra của nội dung trên website là một yếu tố quan trọng giúp tăng điểm Domain Authority tốt. Theo đó các content có nội dung độc đáo, cung cấp tới người đọc những thông tin hữu ích sẽ dễ dàng tiếp cận và chia sẻ. Để làm được điều này thì đòi hỏi bạn cần có một kế hoạch content tổng thể cho dự án cũng như nghiên cứu từ khóa kỹ càng.

Tăng tốc độ tải trang

Tốc độ tải của website không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng mà còn ảnh hưởng tới điểm Domain Authority. Theo đó thì nếu một trang web có tốc độ chạy chậm sẽ khiến người dùng cảm thấy khó chịu. Và điều này dẫn đến tỷ lệ thoát trang cũng từ đó tăng theo.

Liên kết nội bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng

Liên kết nội bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng

Các liên kết nội bộ cũng có tác động trực tiếp đến điểm Domain Authority của website. Tuy nhiên không phải chuyên gia SEO nào cũng nhận ra được điều quan trọng mà liên kết nội bộ mang lại đối với điểm DA.

Theo đó các liên kết nội bộ có tác dụng quan trọng trong việc tăng điều hướng cho người dùng, kéo dài khoảng thời gian mà họ ở trên trang. Chính những điều này sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của SEO Onpage.

Bởi chúng có thể giúp cải thiện tỷ lệ thoát trang, tỷ lệ bỏ trang, tăng tính trải nghiệm cho trang đích. Và chắc chắn là sẽ giúp trang web cải thiện được điểm chất lượng, tăng tính xếp hạng trên các thanh công cụ tìm kiếm của Google.

Tham khảo: Sử dụng Google Analystics cho phân tích chỉ số website hiệu quả nhất

Tạo những liên kết chất lượng cao cho website

Những liên kết, Backlink chất lượng được ví như một phiếu bầu giúp tăng độ uy tín của website đối với Google. Nó đóng vai quan trọng trong việc điều hướng người dùng ghé thăm vào website theo một mục đích nhất định nào đó. Từ đó giúp cải thiện vị trí trang web trên bảng xếp hạng từ khóa tìm kiếm của Google một cách hiệu quả.

Xóa liên kết xấu

Liên kết xấu là những liên kết trỏ về website không có tác dụng hoặc gây ra tác động tiêu cực. Không những không mang lại hiệu quả mà những liên kết xấu còn là thủ phạm khiến cho website của bạn nhận phải những hình phạt từ Google.

Chính vì vậy điều quan trọng hàng đầu là bạn cần phải kiểm tra thường xuyên các liên kết của trang web để kịp thời loại bỏ những đường dẫn xấu và độc hại. Việc làm này nhằm giúp dọn dẹp website và giúp cho trang trở nên thân thiện, sạch hơn. Để loại bỏ các liên kết xấu, độc hại ảnh hưởng tới trang web thì bạn có thể sử dụng công cụ Link Manager.

Giao diện cần thân thiện với thiết bị di động

Tối ưu giao diện trang thân thiện với điện thoại di động là một trong những yếu tố hàng đầu, nếu như bạn muốn tăng điểm Domain Authority.

Các thiết bị di động hiện nay được sử dụng vô cùng phổ biến và trở thành một công cụ không thể thiếu đối với con người. Và hiện nay hầu hết mọi người thường tìm kiếm thông tin và truy website bằng điện thoại di động. Chính vì vậy nên việc tối ưu giao diện trang thân thiện với điện thoại di động là một trong những yếu tố hàng đầu, nếu như bạn muốn tăng điểm Domain Authority.

Dưới đây là một số cách tối ưu website thân thiện với thiết bị di động:

  • Tối ưu hóa tốc độ tải trang
  • Hiển thị nội dung phù hợp với kích thước mobile (mobile responsive)
  • Hiển thị quảng cáo tinh tế, tránh để full màn hình vì điều này khiến người truy cập cảm thấy vô cùng khó chịu
  • Tối ưu Google My Business thông qua Google Map

Như vậy có thể thấy Domain Authority là một nhân tố rất quan trọng trong việc vận hành và phát triển một trang web. Website chỉ hoạt động hiệu quả khi mà điểm DA đạt được mức tiêu chuẩn. Vì vậy các chuyên gia SEO cần kiểm tra điểm số DA thường xuyên để từ đó có những biện pháp tăng điểm số Domain Authority phù hợp, hiệu quả.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Domain Authority là gì, cách tăng Domain Authority hiệu quả dành cho website mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những thông tin về Domain Authority là gì được chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích!

Có thể bạn quan tâm:

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648