1900 636 648

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh luôn là việc làm cần thiết đối với mỗi công ty. Việc làm này giúp doanh nghiệp biết được vị trí của mình và đối thủ trên thị trường. Từ đó, giúp có cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp. “Mặt trận” marketing giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay thực sự khốc liệt. Do đó, để tạo dựng, mở rộng và duy trì thị trường cho sản phẩm/dịch vụ là một điều không hề dễ dàng với bất kỳ công ty nào. Mời bạn cùng Mona Media tìm hiểu các bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing qua bài viết này nhé.

Đối thủ cạnh tranh là gì?

Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp có cùng phân khúc khách hàng với nhau, cùng giá sản phẩm tương đồng và có sức cạnh tranh trên cùng phân khúc thị trường.

Trên thị trường kinh doanh hiện nay, hầu như bất cứ hình thức buôn bán nào cũng đều có đối thủ cạnh tranh. Không có một doanh nghiệp nào có thể độc chiếm thị trường, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nào cũng phải có đối thủ cạnh tranh. Chỉ khác là số lượng đối thủ nhiều hay ít, sức cạnh tranh mạnh hay tương đối mà thôi. Do đó, muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh, bạn chắc chắn phải sử dụng đầu óc và các chiến lược hợp lý.

đối thủ cạnh tranh là gì

Lý do nên phân tích đối thủ cạnh tranh

Trước khi đi vào tìm hiểu cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh, hãy cùng chúng tôi điểm qua 1 vài lợi ích đem lại cho doanh nghiệp nếu công ty thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả.

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình xác định các doanh nghiệp trên thị trường cung cấp sản phẩm/dịch vụ tương tự doanh nghiệp. Cũng như đánh giá những đối thủ đó dựa trên một tập hợp các tiêu chí kinh doanh được xác định từ trước.

Làm tốt việc này sẽ giúp bạn nhìn thấy doanh nghiệp của mình so với đối thủ cạnh tranh thông qua con mắt của khách hàng. Từ đó có thể xác định được điều bạn có thể cải thiện.

Bên cạnh đó, việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như sau:

  • Tiết lộ thông tin thích hợp về độ bão hòa trên thị trường, cơ hội kinh doanh và chiến lược kinh doanh hiệu quả trong cùng ngành.
  • Biết khách hàng nhìn nhận doanh nghiệp của bạn như thế nào so với đối thủ cạnh tranh.
  • So sánh doanh nghiệp của bạn với đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu về điểm mạnh và điểm yếu để xem doanh nghiệp có thể cải thiện ở đâu và tận dụng tốt thị trường ngách.

Các bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh

Lập danh sách đối thủ

Để tìm và xác định đúng các đối thủ cạnh tranh có liên quan để đưa vào danh sách phân tích, thì Google được xem là công cụ đầu tiên bạn nên sử dụng đến. Tiếp theo đó là các trang thương mại điện tử phổ biến liên quan nếu đó là nơi phân phối chính các sản phẩm của bạn.

tạo list danh sách đối thủ

Sau đó, bạn cần đặt ra cho mình một số tiêu chí để có thể lựa chọn các đối thủ cạnh tranh một cách chính xác hơn. Chúng tôi có một vài gợi ý như sau về tiêu chí để xếp loại:

  • Doanh nghiệp kinh doanh cùng các loại sản phẩm, dịch vụ
  • Đối thủ cạnh tranh có mô hình kinh doanh sản phẩm/dịch vụ tương tự
  • Tương đồng về đối tượng khách hàng và phân khúc giá cả
  • Cả 2 đều mới có khoảng thời gian tham gia thị trường như nhau

Phân tích đối thủ

Đối thủ cạnh tranh được chia ra làm 3 cấp độ như sau:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đây là doanh nghiệp có cùng phân khúc sản phẩm/dịch vụ, cùng chung mục tiêu thị trường và cùng đối tượng khách hàng.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm/dịch vụ giống nhau tuy nhiên nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đây chính là những công ty kinh doanh sản phẩm/dịch vụ có chung nhóm đối tượng. Đối thủ cạnh tranh này có khả năng gia nhập và cạnh tranh phân khúc khách hàng nhưng chưa gia nhập. Trong tương lai họ có thể là đối thủ cạnh tranh gián tiếp nếu như mở rộng mô hình kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản.
phân tích đối thủ

Thu nhập thông tin đối thủ

Càng chi tiết càng giúp bạn hiểu rõ hơn về đối thủ từ đó có những hoạch định trong chiến dịch Marketing phù hợp. Do vậy khi thu thập thông tin đối thủ bạn cần chú ý tới 5 nhóm thông tin dưới đây:

  • Tổng quan về doanh nghiệp của đối thủ
  • Sản phẩm/dịch vụ của đối thủ có ưu và nhược điểm gì.
  • Các kênh phân phối
  • Cách thức quảng bá truyền thông của đối thủ
  • Tệp khách hàng của đối thủ và nhận định của họ về đối thủ.

Sau khi đã có được tất cả những thông tin trên, bạn cần lập bảng phân tích để so sánh giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ với các tiêu chí như: Sản phẩm cung cấp, nội dung truyền thông, giá cả,

Lập bảng phân tích đối thủ

Khi bạn đã thu thập đầy đủ dữ liệu về các đối thủ cạnh tranh, hãy sắp xếp những dữ liệu một cách khoa học trong một bảng để dễ dàng chia sẻ và cập nhật theo từng thời điểm. Tiếp theo, hãy phân nhóm theo tiêu chí khác nhau và bạn muốn đối chiếu ở trong bảng cụ thể như sau:

lập bảng phân tích đối thủ
  • Giá cả
  • Cung cấp sản phẩm
  • Tương tác trên mạng xã hội
  • Nội dung truyền thông
  • Yêu cầu nhóm đối tượng khách hàng
  • Những đặc điểm khác cần phải lưu ý

Ứng dụng các mô hình

Tuỳ theo từng loại dịch vụ và sản phẩm kinh doanh cũng như mục đích phân tích mà bạn có thể ứng dụng một số mô hình phần tích đối thủ cho phù hợp.

  • Mô hình SWOT: Đối với mô hình này bạn cần phải làm rõ các vấn đề về điểm mạnh (Strengths) điểm yếu (Weaknesses) cho chính doanh nghiệp mình và đối thủ. Từ đó có thể nhận định được cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) khi triển khai loại hình kinh doanh này. Tham khảo cách Xây dựng mô hình SWOT hiệu quả cho doanh nghiệp
  • Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: Loại mô hình này bạn cần phải phân tích 5 lực lượng cạnh tranh khác nhau gồm: Cạnh tranh trong ngành, đối thủ tiềm năng, sức mạnh nhà cung cấp, sức mạnh khách hàng và đe dọa từ sản phẩm thay thế.
  • Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM: Xác định đối thủ cạnh tranh chính và chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu và vị thế của doanh nghiệp khi đặt song hành với đối thủ cạnh tranh.
  • Mô hình đa giác cạnh tranh: Là mô hình phân tích nhiều yếu tố cạnh tranh dưới dạng đồ thị đa giác và mục đích chính là mô tả rõ mối tương quan giữa doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
  • Phân tích nhóm chiến lược: Là phân tích đối thủ theo từng cụm dựa trên yếu tố tương đồng về mặt chiến lược phát triển.

Lập báo cáo

Sau khi thu thập toàn bộ thông tin cần thiết, bạn cần phải trình bày cụ thể rõ ràng với cấp trên. Khi đó bạn sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin và phân tích thành các bản báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh một cách hoàn chỉnh nhất cả về nội dung lẫn trình bày.

Một bản báo cáo đầy đủ thông tin khi phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng có được những chiến lược tiếp thị và kinh doanh hiệu quả nhất. Đồng thời củng cố được chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường và mở rộng thị phần kinh doanh trong tương lai.

lập báo cáo phân tích đối thủ

Một số lưu ý quan trọng khi phân tích đối thủ cạnh tranh

Khi bạn bắt tay vào phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần chú ý một số lưu ý sau đây:

  • Phân tích đối thủ cạnh tranh không phải việc làm một sớm một chiều: Thông tin về đối thủ phải tập hợp dữ liệu trong một khoảng thời gian dài và doanh nghiệp đối thủ cũng không ngừng phát triển. Vì vậy, việc thu thập dữ liệu là cả một quá trình liên tục – không phải cứ làm một lần rồi không bao giờ lặp lại.
  • Chú ý đến thời gian, thời điểm thực hiện phân tích: Khi xem xét dữ liệu đối thủ cạnh tranh, nên nghiên cứu xem các công ty đã phát triển và tiến bộ như thế nào theo thời gian thay vì xem xét các phương pháp tiếp cận của đối thủ tại một thời điểm cố định duy nhất.
  • Cần có định hướng ngay từ lúc bắt đầu: Nếu bạn thiếu định hướng trong khi tập hợp các phân tích và không có mục tiêu cuối cùng cụ thể, thì công việc sẽ khó khăn hơn rất nhiều do bạn phải loay hoay giữa tập hợp thông tin hỗn độn. Chính vì vậy, trước khi đi sâu vào nghiên cứu, hãy xác định mục tiêu của bạn là gì và bạn hy vọng sẽ tìm hiểu những gì về đối thủ cạnh tranh của mình.
  • Phân tích và ra quyết định dựa trên dữ liệu: Khi bạn phân tích đối thủ cạnh tranh, điều quan trọng nhất là phải nhận thức được các giả định ban đầu của bạn và kiểm tra thật kỹ trên cơ sở dữ liệu thay vì dựa vào những gì bạn “cho là đúng” về đối thủ cạnh tranh của mình.
  • Đầu tư để nắm bắt được các thông tin chất lượng: Nếu bạn dám đầu tư để thu về những thông tin chất lượng thì bạn có thể đơn giản hóa quá trình thu thập dữ liệu xung quanh phân tích cạnh tranh. Chính điều này sẽ giúp bạn có thể đưa ra những kết luận chính xác và nhanh chóng dựa trên những thông tin xác thực.

Trên đây là các bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh chi tiết nhất. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích và dễ dàng thực hiện khi phân tích đối thủ của chính doanh nghiệp mình nhé.

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648