1900 636 648

Bạn đang có những sản phẩm, dịch vụ cực kỳ tốt nhưng không biết làm thế nào để mọi người biết đến và trải nghiệm sản phẩm của mình. Phễu marketing là một giải pháp cực kỳ tốt để giúp cho bạn giải quyết vấn đề này. Trong bài viết dưới đây, cùng Mona Media tìm hiểu về phễu marketing là gì? Và hướng dẫn 6 bước xây dựng chiến lược phễu marketing nhé.

Phễu Marketing là gì?

Phễu Marketing là mô hình được xây dựng để phát triển chiến lược tiếp thị theo từng giai đoạn khác nhau từ giai đoạn tìm kiếm khách hàng cho đến biến khách hàng tiềm năng trở thành người tiêu dùng mua hàng. Gọi với cái tên phễu, vì các nhà tiếp thị tạo ra nó như một mạng lưới rộng lớn thu hút toàn bộ nhóm khách hàng tiềm năng nhất và nuôi dưỡng khách hàng của mình đưa ra quyết định mua sản phẩm thông qua từng giai đoạn của kênh.

Mô hình AIDA của phễu Marketing

Hầu hết thì trong lĩnh vực Marketing phân loại ra thành các giai đoạn của phễu marketing dựa theo mô hình AIDA 4 phổ biến nhất. Mô hình này sẽ theo dõi được hành trình của khách hàng từ những tương tác đầu tiên với doanh nghiệp của bạn đến chuyển đổi trở thành khách hàng thật sự.

Tuy nhiên, mô hình phễu marketing có thể được tùy chỉnh và có các giai đoạn có thể chia nhỏ hoặc nhỏ ra thêm nếu cần thiết. Một số nhà tiếp thị khi sử dụng tới kênh ba bước với tạo ra khách hàng tiềm năng, nuôi dưỡng và chuyển đổi làm thành 3 giai đoạn. Còn có một số thì thêm giai đoạn bổ sung như giai đoạn giữ chân khách hàng và tiếp thị lại, nằm sau giai đoạn chuyển đổi.

Tuy nhiên thì AIDA vẫn là một mô hình được áp dụng nhiều nhất và thường xuyên theo, chúng ta cùng xem qua 4 giai đoạn của một kênh tiếp thị AIDA thì như thế nào nhé.

phễu marketing

Awareness – Nhận thức

Ở giai đoạn đầu tiêu, mục tiêu chính của doanh nghiệp là tìm cách để giới thiệu được tên tuổi của mình và sản phẩm đến với đối tượng mong muốn. Đây là giai đoạn của đầu phễu nơi mà các Marketer nỗ lực tiếp thị sản phẩm của mình nên cần tập trung vào việc thu hút sự chú ý và tiếp cận với nhiều khách hàng càng tốt.

Truyền bá nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp gây sự chú ý tích cực từ phía khách hàng xác định giai đoạn này là phần phễu của tiếp thị. Xây dựng giai đoạn đầu thành công sẽ ảnh hưởng đến số lượng khách hàng tiềm năng của bạn mà bạn sẽ theo dõi ở giai đoạn tiếp theo.

Interest – Quan tâm

Ở giai đoạn tiếp theo, khách hàng mà bạn đã thu hút được sẽ thực sự bắt đầu quan tâm tới thương hiệu và sản phẩm của bạn. Họ sẽ xem xét về chất lượng sản phẩm của bạn, cùng với việc so sánh với sản phẩm của các thương hiệu khác và bắt đầu có các hành vi tìm hiểu về những tính năng lợi ích của chúng.

Từ góc nhìn tiếp thị, thì mục tiêu của bạn lúc này là cung cấp cho họ về những thông tin tính năng, lợi ích của sản phẩm và cách để nó trở nên tốt hơn với các sản phẩm khác. Điều này sẽ giúp cho sản phẩm của bạn trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với họ.

Nếu như bạn có một công ty dịch vụ, thì mục tiêu của bạn là truyền đạt sự khác biệt của thương hiệu mình đến với những người khác, phù hợp hơn với đối tượng khách hàng tiềm năng.

Desire – Mong muốn

Ở giai đoạn này trong hành trình của người mua, nơi họ thực sự bắt đầu muốn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và có ý định đưa đến hành động mua hàng. Về cơ bản thì giai đoạn này đánh dấu nên sự thay đổi từ “Tôi thích nó” thành “Tôi muốn nó”, theo quan điểm của khách hàng  khi mua sắm.

Ở góc nhìn của người tiếp thị, đây là giai đoạn mà bạn sẽ cần đảm bảo rằng bạn cung cấp cho hộ động lực và chuyển đổi những khách hàng tiềm năng có mục đích cao thành khách hàng thật sự. Bạn nên tương tác với khách hàng tiềm năng của mình thường xuyên, thể hiện những ưu điểm của doanh nghiệp mình để làm tăng khả năng yêu thích sản phẩm của bạn.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, ở giai đoạn này việc quan tâm và khao khát sẽ song hành với nhau và xảy ra gần như đồng thời hoặc gần nhau. Hai giai đoạn này có thể kết hợp để tạo ra một giai đoạn để nuôi dưỡng giá trị tin tưởng của khách hàng. Các mục tiêu chính ở giai đoạn này là thu hút được người tiêu dùng và khiến cho họ muốn mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn hơn là những đối thủ khác.

Action – Hành động mua

Ở giai đoạn cuối cùng này, chiến lược phễu marketing dùng thực hiện hành động như mong muốn và chuyển đổi thành khách hàng thật sự.

>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về mô hình AIDA trong Marketing

Ý nghĩa của phễu Marketing trong hoạt động kinh doanh

Phễu marketing giúp cung cấp cấu trúc cho tất cả các hoạt động liên quan đến marketing của doanh nghiệp bạn và cho bạn biết được cách nhắm chính xác mục tiêu khách hàng theo cách tốt nhất. Tiếp thị sẽ hiệu quả hơn nhiều khi bạn nhắm được mục tiêu khách hàng tiềm năng dựa vào từng giai đoạn của kênh.

Đối với những đối tượng khách hàng ở đầu phễu thậm chí họ chưa biết gì đến thương hiệu của bạn, vì vậy không hệ đơn giản khi mong đợi họ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn, bạn cần có các chiến lược cụ thể và chính xác để dẫn dắt thành công họ vào sâu bên trong của phần phễu và biến họ thành đối tượng khách hàng tiềm năng.

Cách tốt nhất để nhắm được mục tiêu mong muốn ở người tiêu dùng là biết ở đang ở đâu trong kênh tiếp thị và sử dụng được các chiến thuật tiến thị phù hợp với định hướng của họ đi sâu hơn vào trong phễu.

ý nghĩa phễu marketing

6 bước xây dựng chiến lược phễu Marketing hiệu quả

Bước 1: Hiểu được tâm lý khách hàng

Có rất nhiều cách để nắm bắt được tâm lý mua sắm của khách hàng, bạn có thể áp dụng 6 cách dưới đây:

  • Tìm kiếm và phân tích dữ liệu thu thập về các đối tượng khách hàng.
  • Đánh giá và so sánh đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp mình.
  • Tìm hiểu đối tượng theo từng đặc điểm cá nhân
  • Tạo ra những tính cách, điểm riêng của khách hàng.
  • Sử dụng công cụ nghiên cứu và tiếp thị để nhiều đối tượng biết đến.
  • Theo dõi về phản hồi, đánh giá, mức độ tương tác.

Để có một kênh bán hàng vận hàng hiệu quả thì việc đầu tư thời gian, nguồn nhân lực để thực hiện phân tích đối tượng khách hàng là điều nên làm.

>> Tham khảo: Hướng dẫn thu thập dữ liệu khách hàng hiệu quả

Bước 2: Tạo ra phễu Marketing – Xác định giai đoạn phễu phù hợp

Không nhất thiết toàn bộ khách hàng của bạn phải trải qua toàn bộ từng giai đoạn của phễu được đề cấp phía trên. Sau khi tiến đến việc tìm hiểu sâu hơn về hành vi của khách hàng, bạn có thể xác định được các nhóm khách hàng ở các giai đoạn khác nhau trong kênh của mình. Hành vi mua hàng của từng phân khúc khách hàng cũng khác nhau. Đây cũng là cơ sở để hình thành nên giai đoạn của phễu marketing của bạn.

Bước 3: Lựa chọn chiến thuật cho mỗi giai đoạn phát triển của kênh

Bắt đầu cho chiến thuật và kênh của bạn muốn sử dụng cho từng giai đoạn của bệnh, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

Cách để thu hút được ấn tượng của khách hàng mục tiêu

  • Xây dựng SEO và blog thu hút được lưu lượng truy cập từ nguồn không phải trả phí và hướng đến người dùng truy cập đến trang web.
  • Tích cực truyền thông xã hội và youtube thúc đẩy lưu lượng truy cập nhiều hơn vào nội dung website nhằm giải quyết các vấn đề của khách hàng.
  • Quảng cáo có trả phí và chiến dịch email marketing nhắm đến nhóm người cụ thể.
  • Kết hợp với những người có tầm ảnh hưởng để sản phẩm tiếp cận với khách hàng dễ hơn.
lựa chọn chiến thuật marketing phù hợp cho từng giai đoạn

Khuyến khích đối tượng khách hàng tìm hiểu về doanh nghiệp bạn, biến sản phẩm, dịch vụ của bạn trở thành lựa chọn hàng đầu cho giải pháp của họ.

  • Liên tục sản xuất nội dung chất lượng: Không nên chỉ tập trung vào phần doanh số bán hàng, mà cần đầu tư cả vào xây dựng giá trị thương hiệu về ngành, thị trường, sản phẩm, chất lượng dịch vụ và các mối quan tâm khách của khách hàng.
  • Minh chứng và xếp hạng: Nên biết để khách hàng quyết định mua sản phẩm thì sự tin tưởng về doanh nghiệp là điều cần có. Vì thế doanh nghiệp nên hiển thị những chứng thực rõ ràng để tăng thêm độ tin cậy cho thương hiệu của mình.
  • Một hệ thống nuôi dưỡng và duy trì: Chiến dịch Marketing tốt qua các kênh sẽ biến khách hàng tiềm năng thành những người khách hàng trả tiền ra cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

Khuyến khích sự chuyển đổi của khách hàng

  • Tính năng cấp thiết: Những chương trình ưu đãi có thời gian sử dụng sẽ tạo cảm giác cấp bách.
  • Sự khan hiếm: Việc cho phiếu mua hàng của sản phẩm doanh nghiệp của bạn có sự khan hiếm khiến cho khách hàng nâng cao mong muốn sở hữu được nó.
  • Bản dùng thử và demo sản phẩm: Chiến dịch cực hữu ích cho những sản phẩm mới ra chưa được nhiều người biết đến. Chiến dịch này đặc biệt hiệu quả đối với những doanh nghiệp đang bán sản phẩm là phần mềm và tiện ích mở rộng,…
  • Chiến lược marketing lại: Tập trung nhắm tới những người đã truy cập trang web hoặc tương tác tìm hiểu về thương hiệu của bạn nhưng rời đi không mua hàng.
  • Ưu đãi cá nhân và giảm giá: Chương trình ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng mua sản phẩm từ cửa hàng của bạn.

Bước 4: Sáng tạo nội dung có giá trị riêng cho từng phần của kênh

Mỗi giai đoạn bán hàng của kênh, hãy thay đổi và tối ưu hóa nội dung để đạt được mục tiêu mong muốn.

  • Ở từng giai đoạn nhận biết, nội dung mà bạn xây dựng nên tập trung vào giải quyết và trả lời các câu hỏi mà đa số khách hàng đang quan tâm và chú ý. Phạm vi nội dung cần được mở rộng và bao quát các ngành, thị trường và các vấn đề khác nhau của khách hàng.
  • Giai đoạn cân nhắc, khi bạn đang muốn hướng nhiều hơn tới đối tượng mục tiêu và liên hệ giải pháp của khách hàng tới sản phẩm hoặc dịch vụ, nội dung có thể chỉ ra các tính năng nổi bật và chính sách hấp dẫn.
  • Giai đoạn cuối của phễu, nội dung mà bạn cần khuyến khích đẩy mạnh hơn, tạo ra cảm giác cấp bách và sự khan hiếm. Nội dung nằm trong các bài viết hoặc email quảng cáo của doanh nghiệp bạn phải khiến người đọc khi nhìn vào sẽ chú ý về và muốn mua nó ngay lập tức, bao gồm cả lời kêu gọi hành động được hiển thị nổi bật.
sáng tạo nội dung

Bước 5: Xây dựng một cộng đồng thương hiệu cho riêng mình

Mục đích xây dựng cộng đồng thương hiệu là để có một lượng theo dõi nhất định, để dẫn tới mục tiêu cuối cùng là nuôi dưỡng khách hàng hiện tại. Chiến lược tận dụng những bài đăng, chia sẻ, podcast,…để có thêm một lượng khách hàng tiềm năng mới cho kênh Marketing của mình. Đồng thời đưa ra được lý do để khách hàng hiện tại muốn quay lại và thực hiện hành vi mua hàng các lần tiếp theo.

Bước 6: Theo dõi kết quả

Hãy đảm bảo việc theo dõi các số liệu cụ thể cho từng giai đoạn của kênh để xác định chính xác những thay đổi và những thách thức để tối ưu hóa tiếp thị kênh của bạn.

Nếu trước đây bạn chưa từng áp dụng chiến lược phễu marketing trong dự án kinh doanh của mình thì sau bài viết này bạn đã có thêm một số thông tin thú vị có thể áp dụng cho công việc của mình. Hãy luôn nhớ rắng, một chiến lược dài hạn, có sự nuôi dưỡng và giữ chân khách hàng là điều mà khách hàng yêu thích thương hiệu và gắn bó lâu dài.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về 4P trong Marketing

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648