1900 636 648

Topic cluster là một chiến lược SEO hiệu quả và phổ biến ở nhiều website hiện nay. Mô hình này gồm các bài viết liên quan xoay quanh một chủ đề chính, liên kết với nhau qua các liên kết nội bộ, giúp website được đánh giá cao với nội dung chuyên sâu và toàn diện. Ở bài viết hôm nay, MONA sẽ mang đến câu trả lời chi tiết cho câu hỏi “Topic Cluster là gì?” và hướng dẫn bạn 7 bước triển khai Topic Cluster chuẩn SEO.

Topic cluster là gì?

Topic Cluster là gì

Topic cluster (còn gọi là cụm chủ đề) là một phương pháp tổ chức nội dung website hiệu quả, giúp tối ưu hóa SEO và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Cụ thể, chiến lược này hoạt động bằng cách nhóm các bài viết liên quan chặt chẽ về một chủ đề thành một cụm, với một trang trung tâm (Pillar Page) đóng vai trò như nguồn thông tin chính và các trang con (Sub-pages) cung cấp thông tin chi tiết bổ sung.

Cấu trúc Topic Cluster

Cấu trúc của một Topic Clusters hoàn chỉnh

Mỗi Topic Clusters có cấu trúc gồm 3 phần chính: Pillar Page Cluster, Cluster Content và cuối cùng các Internal Link. Cụ thể, hãy cùng MONA đi vào chi tiết ở phần nội dung dưới đây:

Trang trung tâm (Pillar page)

Trang pillar page là một phần trọng tâm của cấu trúc Topic Cluster, tập trung vào một chủ đề cốt lõi. Được xây dựng bằng cách tổng hợp toàn diện các nhu cầu tìm kiếm của người dùng, trang Pillar Page có thể thu hút và kích thích người đọc để tìm hiểu sâu hơn về các nội dung liên quan. Có thể nói, Pillar Page cầu nối giữa nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng và nội dung chi tiết hơn của chủ đề

Thông qua việc phân tích hành vi của người dùng trên trang Pillar Page và các trang con liên quan, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu và quan tâm của khách hàng, từ đó tối ưu hóa chiến lược Marketing và bán hàng của mình.

Trang con (Cluster content)

Cluster Content (hay cụm chủ đề) là thành phần thứ hai của cụm chủ đề, được thiết kế để làm rõ các nội dung đã được đề cập trên trang Pillar Page. Thông qua việc cung cấp thông tin chi tiết, ví dụ cụ thể và phân tích sâu hơn, Cluster Content giúp người đọc hiểu rõ hơn về các khía cạnh cụ thể của chủ đề và tăng cường kiến thức cho người đọc về vấn đề đó.

Bằng cách kết hợp giữa Pillar Content và Cluster Content, chiến lược Content Marketing của bạn có thể tạo ra một hệ thống nội dung toàn diện và hữu ích. Từ đó giúp thu hút và giữ chân người đọc, đồng thời tăng cường vị thế của trang web trên các công cụ tìm kiếm.

Liên kết nội bộ (Internal link)

Ngoài hai thành phần kể trên, cấu trúc Topic Clusters SEO còn có các liên kết nội bộ giúp liên kết các trang trong cụm với nhau. Điều này giúp Google hiểu rõ mối quan hệ giữa các trang và xác định trang trung tâm là nguồn thông tin chính.

Thông qua các từ khóa neo (anchor text) phù hợp, các internal link sẽ liên kết các trang trong cùng một cụm chủ đề với nhau, nhằm tăng cường tính thống nhất và chặt chẽ về mặt nội dung. Điều này không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách giúp họ dễ dàng tiếp cận thông tin hơn, mà còn cải thiện sự hiểu biết của công cụ tìm kiếm về cấu trúc và nội dung của trang web.

Vì sao cần thực hiện Topic Cluster?

Có nhiều lý do khiến bạn nên thực hiện Topic Clusters cho website của mình. Trong đó, có những lý do chính dưới đây:

Lợi ích của Topic Clusters với người dùng

Cụm chủ đề mang lại lợi ích gì cho người dùng?
  • Tìm kiếm thông tin dễ dàng: Một trang web có cấu trúc Topic Clusters tốt sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Trải nghiệm liền mạch: Các liên kết nội bộ điều hướng người dùng giữa các trang liên quan, giúp người dùng được giải đáp trọn vẹn các thắc mắc xoay quanh cụm chủ đề mà họ đang tìm kiếm.
  • Tăng độ tin cậy: Xây dựng uy tín thương hiệu bằng cách cung cấp cho người dùng những thông tin hữu ích và chất lượng cao.

Lợi ích của Topic Cluster mang đến website

  • Tăng thứ hạng SEO và traffic tổng thể: Google đánh giá cao các website có cấu trúc thông tin rõ ràng và dễ hiểu. Nhờ vậy, website của bạn sẽ có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm cho hàng loạt các từ khóa trong cụm chủ đề đó.
  • Tăng thời gian truy cập: Người dùng có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để khám phá các nội dung liên quan trên website mà họ cảm thấy nội dung hữu ích và dễ hiểu. Điều này sẽ tăng thời gian truy cập trên trang và giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Khi người dùng có đủ thông tin để tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ sẽ có nhiều khả năng chuyển đổi hơn.
  • Dễ dàng quản lý: Khi tất cả các nội dung trên website đều được tổ chức một cách khoa học và logic, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm, chỉnh sửa, xóa hoặc thêm mới thông tin khi cần thiết.

Hướng dẫn triển khai Topic Clusters SEO

Bạn đang lo lắng việc triển khai cụm chủ đề sẽ ngốn nhiều thời gian và công sức? Đừng lo lắng! Bạn hoàn toàn có thể “biến hóa” nội dung website mà không cần xóa bỏ hoàn toàn trang cũ. Về chi tiết để triển khai Topic Cluster SEO hiệu quả, bạn hãy cùng MONA thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chọn chủ đề mà bạn muốn rank top

Lựa chọn chủ đề cho Topic Cluster SEO

Đầu tiên, bạn cần xác định chủ đề trọng tâm có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình. Topic này phải có độ phủ từ 5 bài cluster content trở lên, để đảm bảo xây dựng bao quát những khía cạnh được người dùng quan tâm trong cụm chủ đề đó.

Sau đó, bạn cần sử dụng các công cụ như Google Trends, Ahrefs để đánh giá mức độ quan tâm của người dùng với chủ đề đã chọn. Từ đó, tiến hành phân loại chủ đề và cân đối triển khai tùy thuộc vào nguồn lực của mình và lợi ích của từng chủ đề mang lại.

Ví dụ: Một website thuộc lĩnh vực làm đẹp, thẩm mỹ, có thể chọn chủ đề chính “Bí quyết chăm sóc da hiệu quả” là trang trung tâm và triển khai các trang con với các nội dung như sau:

  • Cách rửa mặt đúng cách
  • Các bước dưỡng da cơ bản
  • Giải pháp cho các vấn đề về da mụn, nám, tàn nhang
  • Bí quyết chống lão hóa da
  • Giới thiệu các sản phẩm chăm sóc da mới nhất 2024

Ngoài ra, bạn cũng cần đánh giá tương quan nội lực website của mình so với đối thủ cùng ngành. Điều này giúp bạn phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các website đối thủ, xác định cơ hội để có thể vượt trội hơn và làm thế nào để hiện thực hóa điều đó.

Bước 2: Research Keyword

Tiến hành nghiên cứu từ khóa cho Topic Cluster

Bạn có thể sử dụng các công cụ như SEMrush, Google Keyword Planner, Ahrefs,… để hỗ trợ việc nghiên cứu từ khóa. Ngoài ra, bạn cũng có thể mở rộng danh sách từ khóa bằng cách phân tích các website đối thủ để tìm kiếm thêm các từ khóa tiềm năng.

Từ danh sách từ khóa đã tổng hợp được, lọc các từ khóa theo lưu lượng tìm kiếm, ý định tìm kiếm (informational, transactional, navigational) hoặc những chỉ số khác mà bạn quan tâm.

Bước 3: Nhóm keyword theo Topic Clusters SEO

Bằng cách tham khảo các đối thủ trong và ngoài nước cũng như kinh nghiệm của bản thân, tiến hành nhóm keyword theo Topic Cluster SEO. Mỗi nhóm từ khóa sẽ có một nội dung riêng biệt và giải đáp được những truy vấn của người dùng. Bạn có thể tạo sơ đồ tư duy với chủ đề chính ở trung tâm và các chủ đề con liên quan xung quanh để mô hình hóa cho các cụm chủ để.

Lưu ý: Mỗi một chủ đề con không chỉ chứa duy nhất một từ khóa mà là tập hợp các từ khóa phụ liên quan đến cùng một chủ đề đó.

Bước 4: Check lại content đã có trên website

Tiến hành kiểm tra lại nội dung đang có trên web

Đây là một trong những bước quan trọng nhất khi triển khai cấu trúc Topic Cluster cho website. Bước số 4 giúp bạn đánh giá lại toàn bộ nội dung có sẵn trên website. Từ đó, tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có giúp tiết kiệm nguồn nhân lực, thời gian và chi phí.

Lưu ý: Nếu website của bạn là website mới chưa triển khai nội dung, vui lòng bỏ qua bước số 4.

Để kiểm tra content có sẵn, thực hiện tuần tự các bước sau:

  • Sử dụng Screaming Frog, các công cụ khác hoặc lọc thủ công toàn bộ nội dung hiện có trên website.
  • Sắp xếp lại các bài viết theo các subtopic đã được gom nhóm ở bước 3.
  • Đánh giá và cập nhật lại chất lượng nội dung cũ để đảm bảo đáp ứng search intent hiện tại.
  • Xóa bỏ những bài viết không còn phù hợp hoặc chất lượng thấp.

Có thể bạn muốn tham khảo thêm: Top 7 công cụ check unique content hiệu quả

Bước 5: Viết Content cho Pillar page & Cluster Content

Sau khi đã hoàn tất việc nghiên cứu và xây dựng cấu trúc Topic Cluster, bạn cần tiến hành viết nội dung cho cả Pillar Page và các Cluster Content. Cụ thể:

Đối với Pillar Page

Viết content cho Pillar Page
  • Nội dung chi tiết và bao quát: Pillar Page cần có độ dài từ 3000 đến 5000 chữ, bao gồm đầy đủ thông tin về chủ đề chính của Topic Cluster. Tuy nhiên, thay vì đi sâu vào chi tiết từng khía cạnh, Pillar Page chỉ nên giới thiệu tóm tắt và liên kết đến các Cluster Content liên quan.
  • Sử dụng từ khóa chính: Đảm bảo sử dụng từ khóa chính của Topic Cluster một cách hợp lý và tự nhiên trong Pillar Page.
  • Cấu trúc rõ ràng: Chia nhỏ nội dung thành các tiêu đề phụ, sử dụng bullet point và hình ảnh để tăng khả năng đọc hiểu.
  • Liên kết nội bộ: Tạo liên kết nội bộ từ Pillar Page đến các Cluster Content liên quan để giúp người dùng dễ dàng di chuyển và khám phá thêm thông tin.

Đối với Cluster Content

  • Tập trung vào một vấn đề cụ thể: Mỗi Cluster Content nên tập trung giải quyết một khía cạnh cụ thể của chủ đề chính, có độ dài từ 1000 đến 2000 chữ.
  • Tối ưu hóa SEO: Chuẩn hóa nội dung cho từng Cluster Content bằng cách nhắm mục tiêu vào các từ khóa phụ liên quan đến chủ đề chính.
  • Nội dung bổ sung: Cung cấp thông tin chi tiết, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn người dùng cách thực hiện các hành động liên quan đến chủ đề.
  • Liên kết nội bộ: Tạo liên kết nội bộ giữa các Cluster Content liên quan để tăng cường trải nghiệm người dùng và giúp Google hiểu rõ hơn về cấu trúc Topic Clusters.

Bước 6: Tiến hành liên kết nội dung

Sau khi đã hoàn tất các yếu tố về Pillar Page và Cluster Content, bạn cần đảm bảo:

  • Liên kết các bài viết pillar page với các bài viết cluster content liên quan và ngược lại.
  • Liên kết các bài viết cluster content trong cùng một cụm chủ đề với nhau.
  • Sử dụng anchor text (văn bản neo) có chứa từ khóa mục tiêu cho các liên kết nội bộ.

Bước 7: Theo dõi và phân tích các chỉ số thường xuyên

Thường xuyên theo dõi các chỉ số và điều chỉnh phù hợp

Thông thường, bạn cần chờ đợi từ 1 đến 2 tháng để nhận thấy những thay đổi rõ rệt về hiệu quả SEO. Lý do là vì Google cần thời gian để thu thập dữ liệu, đánh giá chất lượng nội dung và cập nhật xếp hạng website.

Trong quá trình này, bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích website như: Google Analytics 4, Google Search Console, Ahrefs, SEMrush hoặc những công cụ chuyên dụng khác để theo dõi hiệu quả website. Theo đó, những chỉ số cần theo dõi bao gồm:

  • Lượt truy cập website, thời gian truy cập trung bình, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi,…
  • Phân tích hiệu quả của từng cụm chủ đề.
  • Xác định những bài viết hiệu quả và những bài viết cần cải thiện.

Dựa trên dữ liệu phân tích, bạn có thể điều chỉnh chiến lược Topic Clusters để tối ưu hóa hiệu quả. Cuối cùng là cập nhật nội dung, liên kết nội bộ và cấu trúc website khi cần thiết.

Thông qua bài viết trên, MONA đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Topic Cluster là gì?” và chi tiết về các bước để triển khai Topic Clusters SEO một cách hiệu quả. Hãy áp dụng ngay để xây dựng nội dung website một cách chặt chẽ và tối ưu bạn nhé!

Yêu cầu báo giá

Thông tin công ty
Monamedia - Công ty thiết kế website cao cấp
  • Địa chỉ:

    1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại:

    1900 636 648
    Bấm 108 - Phòng kinh doanh
    Bấm 103 - Phòng kỹ thuật
  • Email:

  • Skype:

Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
Hãy để Monamedia tư vấn cho bạn
PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648