Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sau hoàn thành thiết kế website thì không thực hiện quản trị website. Điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh và doanh thu của doanh nghiệp. Vậy hãy xem ngay bài viết dưới đây của Mona Media để tìm hiểu chi tiết về quản trị website là gì và hướng dẫn quản trị website từ A – Z nhé!
Quản trị website là gì?
Quản trị website là quá trình quản lý, vận hành và bảo dưỡng website trong thời gian sử dụng. Bao gồm các công việc như duy trì server, sửa lỗi website, quản lý content, tối ưu SEO,… nhằm đảm bảo website vận hành tốt, chuyên nghiệp và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
>>> THAM KHẢO THÊM:
Lý do doanh nghiệp cần quản trị website
Tăng lượt truy cập website
Website xây dựng nhiều nội dung hấp dẫn, có giá trị sẽ thu hút nhiều khách hàng truy cập vào website của doanh nghiệp. Website của bạn sẽ được nhiều người biết đến, có thêm khách hàng và tăng doanh thu. Thế nên, việc quản trị website chắc chắn là một đầu tư xứng đáng và sinh lời cho doanh nghiệp tốt nhất.
Xem thêm tại đây: Traffic là gì? Cách giúp tăng traffic cho website hiệu quả
Tiết kiệm chi phí
Quá trình quản trị website được diễn ra định kỳ giúp khắc phục kịp thời các lỗi website, sửa chữa và cải thiện tốt hơn. Qua đó, chi phí sửa website sẽ được tiết kiệm và luôn được đảm bảo chạy tốt nhất.
Bảo mật thông tin
Việc bảo mật thông tin của doanh nghiệp là điều rất quan trọng khi thực hiện quản trị website. Bởi hiện nay có nhiều website doanh nghiệp bị tấn công nhằm lấy cắp thông tin, lừa đảo. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.
Do đó, việc quản trị website và bảo mật website cần thực hiện sớm. Đơn vị cần tiến hành kiểm tra website hiện có lỗ hổng bảo mật nào hay không, tường lửa đã được bật chưa. Để website của bạn luôn đảm bảo an toàn trong hệ thống mạng Internet nhiều mối đe dọa.
>>Tìm hiểu thêm: SSL là gì? Chứng chỉ SSL có quan trọng khi thiết kế website
Mở rộng thị trường
Hiện nay, người dùng chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản trên internet là đã mua được sản phẩm. Website là một trong những nền tảng giúp khách hàng mua sản phẩm dễ dàng, không giới hạn địa lý, thời gian và số lượng người dùng.
Thế nên, website của bạn cần phải quản trị thật tốt để tăng trải nghiệm, giữ chân khách hàng thân quen và thêm khách hàng mới khi ghé vào website mua sản phẩm. Qua đó giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và ngày càng phát triển hơn nữa.
Hướng dẫn quản trị website từ A – Z
Quản trị cập nhật giao diện website
Việc đầu tiên khi nhận website là cần kiểm tra giao diện website, bởi đây là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp trên internet. Mặc dù giao diện website đã được thiết kế sẵn trước nhưng xu hướng thay đổi liên tục đòi hỏi doanh nghiệp cần phải cập nhật.
Thế nên, người quản trị website cần kiểm tra chi tiết nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và tối ưu trải nghiệm người dùng. Đồng thời, thể hiện được hình ảnh thương hiệu mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
>>>Tham khảo ngay: UI/UX là gì? Công nghệ thiết kế UI/UX cho website
Lập kế hoạch nội dung định kỳ
Để nâng cao hiệu quả của website trên công cụ tìm kiếm Google, việc cập nhật liên tục nội dung có giá trị là rất quan trọng. Là một quản trị viên, bạn cần thường xuyên đánh giá, tối ưu nội dung hiện tại trên trang web của mình và đưa ra kế hoạch tạo nội dung mới phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Khi triển khai nội dung mới, bạn cần lưu ý đảm bảo tính nhất quán với sứ mệnh và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, cần đưa ra giới thiệu thương hiệu và sản phẩm một cách hấp dẫn và thu hút đến người dùng.
Quản lý hosting và sao lưu dữ liệu
Để quản lý website hiệu quả, quản trị viên cần đảm bảo rằng dịch vụ hosting hoạt động bình thường. Ngoài ra, việc sao lưu dữ liệu thường xuyên cũng là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo rằng dữ liệu trên trang web của bạn được bảo vệ một cách tốt nhất.
Việc sao lưu dữ liệu giúp bạn đề phòng trường hợp hosting gặp sự cố nghiêm trọng và giúp bạn có thể phục hồi trang web của mình khi có sự cố xảy ra. Vì vậy, cần thường xuyên sao lưu dữ liệu và đảm bảo nó được lưu trữ một cách an toàn.
Xem ngay: TOP 10 Nhà Cung Cấp Hosting Tốt Nhất Việt Nam
Tối ưu hóa website
Website chuẩn SEO giúp khách hàng dễ tìm thấy trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm, tăng lượng khách hàng và doanh thu. Để website được tối ưu hóa tốt nhất thì việc này đòi hỏi chuyên môn, sự đầu tư về thời gian để tìm hiểu về các thủ thuật SEO và sử dụng chúng thuần thục.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn xây dựng chiến lược tối ưu SEO website cho doanh nghiệp
Kiểm tra lỗi website
Để đảm bảo cho website luôn hoạt động tốt và hạn chế sự cố xảy ra, bạn cần phát hiện và khắc phục các lỗi khi chúng xuất hiện. Các lỗi thường gặp như link bị lỗi, hình ảnh không hiển thị, tốc độ tải trang chậm,… Các lỗi này có thể dẫn đến việc giảm trải nghiệm người dùng và ảnh hưởng đến độ tin cậy của website.
Tối ưu trải nghiệm
Đối với website, tốc độ tải trang và giao diện dễ dùng là yếu tố quan trọng. Đối với doanh nghiệp bán hàng trực tuyến, việc tối ưu quy trình đặt hàng và thanh toán là điều rất cần thiết.
Quảng cáo website
Việc quảng bá website là một phần rất quan trọng của công việc của một nhà quản trị website. Thông qua các kênh truyền thông xã hội, diễn đàn và email marketing là một cách hiệu quả để tăng lượt truy cập cho website.
Với cách quảng bá trên các nền tảng này, bạn có thể đưa thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến với đông đảo khách hàng tiềm năng. Từ đó thu hút khách hàng đến với website của mình.
Đánh giá hiệu quả quản trị
Đối với công việc quản trị website, cần thường xuyên review và đánh giá hiệu suất của trang web để tìm cách tối ưu và thu hút người dùng. Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để theo dõi số lượng truy cập, lưu lượng truy cập, độ tương tác của khách hàng và các chỉ số khác để đánh giá hiệu suất trang web.
Sau đó, cần phân tích và đưa ra các chiến lược cải thiện để nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng cường khả năng tìm thấy trang web trên các công cụ tìm kiếm.
Kỹ năng cần thiết của người quản trị website
Có kiến thức ngôn ngữ lập trình
Để xây dựng và chỉnh sửa các trang web, người quản trị website cần có kiến thức về HTML/CSS và JavaScript. Điều này sẽ giúp quá trình làm việc của bạn trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao.
Xem ngay các nội dung liên quan:
Sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa
Kỹ năng thiết kế đồ họa cũng rất quan trọng trong việc quản trị website. Thiết kế đồ họa sẽ giúp bạn tạo ra những hình ảnh đẹp mắt và thu hút, cải thiện trải nghiệm người dùng trên website của bạn.
Ngoài ra, kỹ năng thiết kế đồ họa cũng giúp bạn tạo ra những bản trình bày, thiết kế giao diện dễ sử dụng và thân thiện hơn với người dùng. Việc sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế đồ họa như Adobe Photoshop, Illustrator, hoặc Sketch cũng rất hữu ích trong quá trình này.
Kỹ thuật SEO
Người quản trị website cần nắm rõ các kiến thức và kỹ năng về SEO giúp tối ưu hóa trang web để đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, việc đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm không phải lúc nào cũng đáp ứng được kỳ vọng do có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến điều này.
>>>Tìm hiểu ngay: Thiết kế website chuẩn SEO là gì? Làm web chuẩn SEO cho doanh nghiệp
Để thực hiện tối ưu website hiệu quả, chỉn chu và tiết kiệm thời gian, Bạn có thể chọn sử dụng dịch vụ SEO tại Mona Media. Chúng tôi đảm bảo sẽ tối ưu từ Onpage đến Offpage và đưa website của bạn lên vị trí top của Google. Liên hệ ngay hotline 1900 636 648 để được tư vấn nhé!
Kỹ năng lập kế hoạch
Người quản trị website có khả năng lập kế hoạch sẽ giúp dễ dàng xác định mục tiêu và đề xuất thời gian hoàn thành. Đồng thời, chủ động sắp xếp các hành động theo quy trình cụ thể để để đảm bảo đạt hiệu quả nhất.
>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch nội dung website trong 1 năm
Kỹ năng viết
Khả năng viết giúp nhà quản trị web có thể tổ chức và quản lý nội dung trên website một cách hiệu quả, đặc biệt là trong trường hợp thiếu tài nguyên và nhân viên. Việc viết bài nhằm tạo ra các nội dung chất lượng, thu hút khách hàng và tăng tương tác của người dùng.
Kỹ năng phân tích và tìm ra vấn đề
Đây là một kỹ năng quan trọng của nhà quản trị website nhằm đảm bảo trang web đang hoạt động hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Do đó, nhà quản trị cần có kiến thức chuyên môn về các công nghệ, phương pháp để thu thập và phân tích dữ liệu.
Điều này bao gồm việc sử dụng các công cụ phân tích website để quản trị website, để theo dõi lưu lượng truy cập trang web, tìm kiếm từ khóa, đánh giá các trang và nội dung được truy cập nhiều nhất.
Các công việc dành cho người mới học quản trị website
Công việc hàng ngày
- Backup website: Nếu có gặp sự cố bất ngờ thì bước dự phòng này sẽ giúp bạn khôi phục được trạng thái website. Bạn nên lưu trữ offline file WordPress lẫn dữ liệu mỗi ngày.
- Quản lý uptime: Downtime ảnh hưởng đến sales và tỷ lệ chuyển đổi. Thế nên sử dụng công cụ checking trực tuyến miễn phí để nhận thông báo downtime. Nếu xảy ra thường xuyên, nâng cấp hosting hoặc chọn công ty hosting khác.
- Báo cáo bảo mật: Nguy cơ bảo mật và phần mềm độc hại ngày càng tăng. Cẩn trọng để tránh lây nhiễm mã độc.
Công việc hàng tuần
- Kiểm tra cơ bản: Thực hiện kiểm tra wordpress, theme, cập nhật plugin để bảo vệ website khỏi nguy cơ lộ thông tin.
- Kiểm tra giao diện website: Mỗi trình duyệt sẽ hiển thị khác nhau nên cần kiểm tra layout hay format không bị lỗi để tối ưu trải nghiệm dùng. Đặc biệt là phiên bản mobile luôn được đảm bảo responsive.
Công việc hàng tháng
- Phân tích website: Sử dụng Google Analytics để phân tích SEO và đánh giá tăng trưởng website. Tối ưu trang mang về traffic cao nhất.
- Kiểm tra loading time: Kiểm tra tốc độ tải trang hàng tháng, đặc biệt khi thêm file media hay plugin để tránh tải lâu.
- Kiểm tra form: Điền thử các form trên website hàng tháng để đảm bảo không bị lỗi khi người dùng tương tác.
- Loại bỏ theme hoặc plugin không dùng: Lọc và xóa theme hoặc plugin không cần thiết. Cuối cùng là xử lý bằng cách deactivate rồi delete hoàn toàn.
- Kiểm tra backup: Kiểm tra lại backup định kỳ và dự đoán hiệu quả kế hoạch dự phòng.
- Tối ưu cơ sở dữ liệu: Tối ưu cơ sở dữ liệu thường xuyên để giảm tải trọng cho website
Công việc hàng năm
- Cập nhật copyright: Thông tin trên menu footer cần cập nhật theo năm hiện tại để khách hàng cảm thấy tin tưởng bạn hơn.
- Đánh giá plugin và theme: Tiến hành xem xét các plugin và đánh giá mức độ hiệu quả của chúng. Bên cạnh đó phải đảm bảo các theme đang dùng đáp ứng tiêu chuẩn wordpress và cập nhật code nếu cần.
Những công cụ giúp thực hiện quản trị website nhanh hơn
Google Analytics
Google Analytics là công cụ đo lường doanh số bán hàng, lượng truy cập, thời gian trung bình và tỷ lệ thoát cho trang web. Nó cung cấp thông tin về phương tiện truy cập, vị trí địa lý và tốc độ truy cập Internet của người truy cập.
Công cụ này cũng cung cấp dữ liệu về thói quen của người truy cập web để giúp định hướng phát triển phù hợp và tăng doanh số bán hàng. Google Analytics còn cho phép bạn thiết lập các mục tiêu và theo dõi tiến độ đạt được mục tiêu đó.
Tóm lại, Google Analytics là một công cụ quan trọng giúp bạn đo lường hiệu quả hoạt động của trang web. Tìm ra những điểm cần cải thiện để tối ưu hóa trang web, tăng cường doanh số bán hàng và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Google Search Console
Google Search Console là một công cụ rất hữu ích cho các nhà quản trị website và các chuyên gia SEO với các tính năng như:
- Xác định các từ khóa tìm kiếm và liên kết đến trang web của bạn.
- Phân tích các lỗi trên trang web của bạn, bao gồm các lỗi liên quan đến truy cập, tốc độ tải trang và bất kỳ lỗi nào khác có thể làm giảm trải nghiệm người dùng.
- Công cụ cho phép bạn cải thiện trang web của mình cách tốt nhất. Từ đó tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google và đưa ra trải nghiệm tốt hơn cho người dùng của bạn.
SEOmoz’s Page Strength Tool
Đây là một công cụ giúp phân tích và đánh giá khả năng SEO của website, giúp tối ưu hóa thứ hạng tìm kiếm. Công cụ này cũng cung cấp những thông tin quan trọng về SEO thông qua các bài viết trên website hoặc blog.
Thêm vào đó, việc tích hợp Open Site Explorer giúp phân tích hồ sơ backlink và đo lường các chỉ số của mạng xã hội như Like, G+, share,…
Website Auditor
Website Auditor là phần mềm được trang bị nhiều công cụ và tính năng để giúp dễ dàng đánh giá trang web từ đơn giản đến nâng cao.
WebSite Auditor thực hiện thu thập dữ liệu trang web của bạn theo từng trang. Công cụ này cũng tìm kiếm và kiểm tra tất cả các liên kết bên ngoài, các tập lệnh và phát hiện các lỗi kỹ thuật trên trang web của bạn.
Screaming Frog
Screaming Frog là ứng dụng có thể cài đặt trên máy tính chạy các hệ điều hành như Window, Mac OS và Linux. Công cụ sẽ giúp tổng hợp những thông tin như hình ảnh, liên kết, CSS,… từ góc nhìn SEO.
Có thể nói, công cụ này như một tool crawl dữ liệu từ các website giúp bạn biết “con bot” Google sẽ nhìn thấy và cào những dữ liệu nào từ website của bạn.
Đây là một trong những công cụ SEO hiệu quả giúp bạn kiểm tra và khắc phục lỗi cách tốt nhất. Đồng thời còn giúp tránh ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa và hiệu quả SEO cho website của bạn.
>>>Xem thêm: Top 20 phần mềm SEO web (miễn phí và trả phí) tốt nhất 2024
Vậy là bài viết trên Mona Media đã giải thích quản trị website là gì, hướng dẫn quản trị website chi tiết từ A – Z. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa.
Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ thiết kế website của Mona Media, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 636 648 để được tư vấn chi tiết và báo giá. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trang web chuyên nghiệp và hiệu quả.